Thế giới đang có nhiều điểm nóng. Bất kỳ khu vực nào cũng có thể xảy ra xung đột. Nhưng đây là nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao nhất từ Chiến tranh thế giới thứ 2.
Một chuyên gia an ninh cấp cao Mỹ ngày 21/5 cảnh báo nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay, đồng thời khẳng định đây là một vấn đề khẩn cấp mà thế giới nên tập trung giải quyết nghiêm túc.
Vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 của Triều Tiên năm 2017. Ảnh: Reuters
Theo hăng Reuters, bà Renata Dwan, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giải trừ quân bị Liên Hiệp Quốc (UNIDIR) cho biết tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang tiến hành các chương tŕnh hiện đại hóa hạt nhân trong khi t́nh h́nh kiểm soát vũ khí đang thay đổi, một phần do sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tại buổi trao đổi với các phóng viên ở Geneva (Thụy Sỹ), chuyên gia cho rằng các thỏa thuận kiểm soát vũ khí truyền thống cũng đang bị hạn chế do sự xuất hiện của các loại h́nh thái chiến tranh kiểu mới, cùng với đó là sự gia tăng phổ biến của các nhóm vũ trang, lực lượng khu vực và công nghệ mới khiến ranh giới giữa tấn công và pḥng thủ ngày càng mập mờ.
Trong hai thập kỷ qua, hầu hết các cuộc đàm phán giải trừ quân bị đều rơi vào bế tắc, 122 quốc gia đă kư hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, một phần v́ thất vọng một phần thừa nhận các rủi ro mà loại vũ khí này gây ra, bà cho biết.
“Tôi nghĩ rằng các cuộc đàm phán này thực sự là lời kêu gọi các quốc gia thừa nhận, nhưng điều này đă phần nào đă bị các phương tiện truyền thông bỏ lỡ, mức độ rủi ro của chiến tranh hạt nhân và việc sử dụng vũ khí hạt nhân hiện nay đặc biệt ở mức rất cao, đối với một vài yếu tố tôi đă chỉ ra, nó cao hơn bất cứ thời điểm nào kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ 2”.
Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân được hỗ trợ bởi Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân ICAN) đă giành được giải thưởng Nobel Ḥa b́nh năm 2017.
Hiệp ước đă tập hợp được 23 trong số 50 phiếu tán thành cần thiết để có hiệu lực, trong đó bao gồm các nước như Nam Phi, Áo, Thái Lan, Việt Nam và Mexico... Tuy nhiên, hiệp ước này đă bị Mỹ, Nga và những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác phản đối mạnh mẽ.
Cuba cũng đă phê chuẩn hiệp ước này vào năm 2018 – 56 năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa tại đất nước này khi căng thẳng kéo dài 13 ngày giữa Moskva và Washington suưt thổi bùng một cuộc chiến tranh hạt nhân. Năm 1962, khủng hoảng tên lửa Cuba là cuộc đối đầu giữa Liên Xô – Cuba với Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sau sự kiện Mỹ triển khai tên lửa ở bờ biển Cuba, Chính phủ Cuba và Liên Xô đă triển khai một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng đánh trúng các mục tiêu trên đất Mỹ. Khủng hoảng chỉ được giải tỏa khi Liên Xô đồng ư dỡ bỏ các căn cứ quân sự ở Caribe và Mỹ cam kết không tấn công Cuba.
Bà Renata Dwan cũng nhấn mạnh thế giới không nên bỏ qua mối nguy hiểm của vũ khí hạt nhân: “Chúng ta nghĩ như thế nào về điều đó, chúng ta cần có những hành động và xử lư những rủi ro đó bằng cách nào, dường như với tôi đây là một câu hỏi khá quan trọng và cấp bách, tuy nhiên nó lại chưa được phản ảnh đầy đủ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”