Người dân Thái Lan tin rằng đeo bùa hộ mệnh sẽ tránh được xui xẻo. V́ thế khoảng 70% người dân nước này đeo bùa. Tuy theo túi tiền mà người ta mua loại rẻ hay đắt. Những người đam mê nhất chi cả triệu USD, tích trữ hàng ngh́n chiếc bùa bên ḿnh. Tất cả tạo nên một thế giới bán bùa kỳ lạ.
Jitti Kongsupapsiri tḥ tay vào túi áo trước ngực và lấy ra vật nhỏ màu trắng ngà, đặt trong chiếc mề đay vàng sáng bóng với kính cong cả mặt trước và sau.
“Hăy nh́n này”, người đàn ông Thái Lan gốc Hoa nói, cẩn thận nâng niu chiếc bùa hộ mệnh trong ḷng bàn tay, như thể chỉ chạm nhẹ là chiếc bùa sẽ sứt mẻ.
Ông Jitti đang đứng trước cửa hàng nhỏ trong chợ bán bùa Tha Prachan ở khu phố cổ nhất của Bangkok. Thế giới bùa hộ mệnh Thái Lan qua lời kể của ông là một thế giới kỳ lạ.
70% dân số đeo bùa
Ở đây, nh́n đâu cũng thấy bùa may mắn, dây đeo, ṿng, và đồ lưu niệm Phật giáo, bày bán trên các gian hàng xập xệ hay trong các cửa hàng chật kín đồ đạc. Chúng được xếp thành hàng, ngay ngắn hay chỉ để thành đống trong rổ nhựa.
Khách mua hàng cúi rạp người để nh́n sát các loại bùa một cách chăm chú, dùng kính lúp của chủ hàng. Ảnh: South China Morning Post.
Những món hàng muôn h́nh muôn vẻ, nhỏ bằng ngón út, ngón cái cũng có, và to như bàn tay cũng có. Chúng h́nh tṛn, tam giác, chữ nhật, hoặc oval, làm từ đủ chất liệu như nhựa, sứ, kim loại, bạc, vàng, ngọc. Một số là hàng hiếm, nhưng đa số được làm ra hàng loạt bởi những người Thái có máu kinh doanh hay nhà sư Phật giáo chớp thời cơ kiếm tiền.
Các món đồ đều vẽ h́nh Đức Phật hay các nhà sư được tôn kính, và v́ vậy đối với người mua, chúng chứa đựng sự thiêng liêng và phép màu nhiệm.
Họ đứng quanh các gian hàng, cúi rạp người để nh́n sát từ loại này sang loại khác một cách chăm chú. Họ nh́n qua kính lúp của người bán hàng.
Họ có thể dành vài phút ngẫm nghĩ một món đồ, dù cho có nhiều bản sao ngay bên cạnh được làm từ cùng một xưởng. Việc mua một chiếc bùa mà không ngắm kỹ là điều cấm kỵ.
Bùa hộ mệnh có thể được xếp thành hàng, ngay ngắn hay chỉ để thành đống trong rổ nhựa. Ảnh: South China Morning Post.
Theo thăm ḍ gần đây, khoảng 70% người Thái đeo bùa Phật giáo để tránh xui xẻo. Thị trường bùa hộ mệnh của Thái Lan lớn nhất thế giới, với doanh số ước tính khoảng 40 tỷ baht (tức 1,26 tỷ USD).
“Chúng tôi rất mê tín. Chúng tôi tin bùa hộ mệnh”, ông Jitti nói với South China Morning Post.
Chi cả triệu USD cho bùa hộ mệnh
“Một số khá đắt, một số khác th́ không”, ông Jitti nói về bộ sưu tập bùa hộ mệnh của ḿnh. “Một số chỉ có giá vài trăm baht” (100 baht tương đương khoảng 3 USD).
Nhưng ông giơ ra một chiếc bùa đặc biệt, có giá cao hơn nhiều: 15 triệu baht.
“Nửa triệu USD”, ông Jitti nói. “Đó là bùa 'vua' đấy”.
Chiếc bùa nh́n bề ngoài không quá đặc biệt. Kích cỡ bằng bao diêm nhưng mỏng bằng một nửa, bề mặt ráp như phấn có khắc h́nh Đức Phật đang thiền trên ngai nhiều tầng.
Tuổi thọ và nguồn gốc khiến chiếc bùa có giá như vậy. Ông Jitti nói nó được làm từ giữa thế kỷ 19 bởi Phra Somdej To, nhà sư Phật giáo ngày nay được người Thái khắp nơi tôn thờ như một vị thánh bảo hộ.
“Phân tích bùa hộ mệnh như phân tích một tác phẩm nghệ thuật”, ông Jitti nói. “Bức họa của Van Gogh đáng giá hơn nhiều lần so với bức họa vô danh. Bùa hộ mệnh cũng vậy, giá trị phụ thuộc nhà sư nào đă tạo ra nó, vào năm nào, ở đâu”.
Theo thăm ḍ gần đây, khoảng 70% người Thái đeo bùa Phật giáo để tránh xui xẻo. Ảnh: South China Morning Post.
Ông Semdej là con trai của Quốc vương Rama I, ông tổ của triều đại Chakri hiện nay, và về sau trở thành cố vấn thân cận của Quốc vương Mongkut, hay Rama IV. Ông làm ra nhiều bùa hộ mệnh để bảo vệ các tín đồ, và bùa hộ mệnh của ông vẫn đang được người Thái ưa chuộng.
Những chiếc bùa của ông bị làm giả nhiều. Một số đồ giả được chế tạo tinh xảo đến mức phải nhờ đến chuyên gia. Dấu hiệu rơ nhất để nhận biết là liệu chất liệu có bị phân hủy một cách tự nhiên hay không.
Ngày càng nhiều chùa Phật giáo trục lợi từ các khách hàng ngờ nghệch, cố bán cho họ những lá bùa giả không giá trị, đặc biệt là cho du khách Trung Quốc. Khách hàng phải bỏ những khoản kha khá để đổi lấy những món bùa rẻ tiền được quảng cáo là hàng cổ và có giá.
“Bạn phải cẩn thận với hàng giả”, Wor Theprachan, kỹ sư điện chuyển nghề đi bán bùa hộ mệnh, nói với South China Morning Post. “Nếu không rành về bùa, bạn có thể bị lừa”.
Giá bùa hộ mệnh phụ thuộc cung, cầu, cũng như tính hiệu nghiệm trong mắt người mua.
Bùa hộ mệnh của Phra Somdej mà ông Jitti đang rao bán thuộc loại có giá. Nó được làm từ đá vôi xốp trộn với bột gạo. Những người đam mê bùa c̣n nói chúng chứa tro cốt của các nhà sư, tóc của họ, hay cánh hoa nhài từ các ṿng hoa phuang malai, được sử dụng rộng răi trong các lễ tạ ơn thần linh ở Thái Lan.
Một chiếc bùa gần như y hệt được bán với giá khủng 100 triệu baht (3,2 triệu USD) cho Vichai Srivaddhanaprabha, tỷ phú sở hữu CLB bóng đá Leicester City của giải ngoại hạng Anh Premier League. Đây được coi là giá cao nhất cho một chiếc bùa ở Thái Lan từ trước đến nay.
Giá bùa hộ mệnh phụ thuộc cung, cầu, cũng như tính hiệu nghiệm trong mắt người mua. Ảnh: South China Morning Post.
Có 10.000 bùa hộ mệnh, vẫn mua thêm cho an toàn
“Suy cho cùng, giá bán của bùa là số tiền mà một ai đó sẵn sàng trả cho chiếc bùa đó”, Suthi Utanworapot, “ông trùm bùa hộ mệnh” đă buôn bán món hàng này trong ba thập kỷ, nói với South China Morning Post. “Giá trị thực của nó phụ thuộc mức độ bạn coi trọng nó”.
Bùa hộ mệnh của Phra Somdej cao giá v́ được cho là mang lại sự giàu sang, sức khỏe, may mắn, thành công và công đức, đồng thời bảo vệ người đeo trước các tai ương, như tai nạn giao thông.
“Tôi bị đâm xe vài lần, nhưng tôi luôn b́nh an vô sự”, Suthi nói. Ông xăm kín người, đeo nhiều bùa trên các ṿng dây.
Một số bùa c̣n bảo vệ người đeo trước dao và súng đạn, ông Suthi nói, giơ ra chiếc bùa h́nh viên đạn tạc h́nh Đức Phật. “Một số tội phạm thoát chết nhiều lần dù bị trúng đạn, v́ chúng đeo những chiếc bùa thế này”, ông nói.
Thị trường bùa hộ mệnh của Thái Lan lớn nhất thế giới, với doanh số ước tính vào khoảng 40 tỷ baht (tức 1,26 tỷ USD). Ảnh: South China Morning Post.
Đối với tỷ phú Vichai, chiếc bùa có lẽ đă giúp ông giàu có, và thậm chí, đội bóng Leicester City từng bị coi là “dưới cơ” của ông đă vượt qua các ông lớn để vô địch ngoại hạng Anh năm 2016. Nhưng nó không giúp ông tránh mọi tai nạn. Tháng 10/2018, ông chết trong vụ tai nạn trực thăng ở sân vận động của Leicester.
Nhưng không v́ thế mà ông Jitti mất niềm tin vào bùa. “Ông Vichai không đeo bùa khi bị nạn”, ông nêu giả thuyết. Ông nói để được bảo vệ, phải đeo bùa. Bùa không thể bảo vệ từ xa.
“Và khi đến hết số mệnh rồi, ngay cả bùa mạnh nhất cũng không cứu được bạn”, ông Suthi nói.
Người Thái tin rằng càng có nhiều bùa, khả năng bùa phát huy tác dụng càng nhiều. Đó là lư do nhiều người tích trữ bùa hộ mệnh.
Kob Ladkrabang, người hành nghề y, cũng như vậy. Ông đă có khoảng 10.000 bùa hộ mệnh, nhưng vẫn quay lại chợ này để mua thêm.
Ông không bao giờ rời nhà mà không có hàng trăm lá bùa trên người. Cổ ông đeo kín bùa hộ mệnh, treo lơ lửng thành nhiều tầng. Túi áo gilê của ông cũng phồng lên v́ chật cứng bùa hộ mệnh.
Quần áo của ông có vẻ cũ nát, nhưng mỗi lần tới đây ông vẫn chi hàng trăm baht để mua bùa. “Tôi không quan tâm đến giá cả... tôi thích bùa”, ông nói.
Kob Ladkrabang, một người hành nghề y, đă có khoảng 10.000 bùa hộ mệnh, nhưng vẫn quay lại chợ này để mua thêm. Ảnh: South China Morning Post.
VietBF © sưu tầm