Giá dầu chạm đỉnh gần 1 tháng sau khi ông Trump cảnh báo hủy diệt Iran. Tong phiên ngày 20/5, giá dầu thế giới tăng mạnh do thị trường lo ngại nguồn cung sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ t́nh h́nh căng thẳng Mỹ - Iran
Ngày 19/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă đe dọa hủy diệt Iran, qua đó làm gia tăng quan ngại về khả năng xảy ra xung đột giữa hai nước.
"Nếu Iran muốn chiến tranh, th́ đó sẽ là kết liễu chính thức của Iran. Đừng bao giờ đe dọa nước Mỹ một lần nữa!" - ḍng tweet mang tính cảnh báo được Tổng thống Trump đưa ra trong bối cảnh t́nh h́nh căng thẳng gia tăng đột biến giữa Mỹ và Iran.
Giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong phiên 20/5 do căng thẳng tại Trung Đông.
Thông tin cảnh báo trên khiến giá dầu Brent tăng 34 xu Mỹ, lên 72,55 USD/thùng. Giá mặt hàng dầu này có thời điểm trong phiên đă leo lên ngưỡng 73,40 USD, mức cao nhất kể từ ngày 26/4.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng nhích 24 xu Mỹ, lên mức 63 USD, sau khi đạt mức cao nhất trong 3 tuần tới 63,81 USD/thùng trong phiên giao dịch.
Ngoài chịu tác động từ thông tin ông Trump cảnh báo hủy diệt Iran, giá “vàng đen” tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực trong phiên này sau khi các nước trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, c̣n gọi là Nhóm OPEC+ cho biết họ có thể tiếp tục duy tŕ việc cắt giảm sản lượng đă giúp giá dầu phục hồi mạnh kể từ đầu năm đến nay.
Tại cuộc họp ở Jeddah hôm 19/5, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih cho biết, các quốc gia OPEC+ ủng hộ việc giảm lượng dầu tồn kho mặc dù không chắc chắn về lượng xuất khẩu của Iran.
Các bộ trưởng dầu mỏ của Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đều nhận định nguồn cung dầu mỏ vẫn đủ và dự trữ tiếp tục tăng mặc dù dự đoán sản lượng sụt giảm tại Iran và Venezuela.
Theo ông al-Falih, hiện các nhà sản xuất dầu mỏ trong và ngoài OPEC đă thống nhất nới lỏng thỏa thuận để giảm dần lượng hàng tồn kho dầu thô.
Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, các nước OPEC cùng các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga, đă đồng ư giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm nay kéo dài 6 tháng nhằm ngăn chặn t́nh trạng dư thừa nguồn cung để đẩy giá dầu đi lên.
Dữ liệu của OPEC cho thấy, lượng dầu tồn kho tại các nước phát triển đă tăng 3,3 triệu thùng trong tháng 3 và cao hơn 22,8 triệu thùng so với mức trung b́nh trong 5 năm của những quốc gia này.
Yếu tố khác đă giúp giá dầu tăng mạnh trong phiên này là số giàn khoan dầu tại Mỹ sụt giảm. Theo báo cáo mới nhất, các công ty năng lượng của Mỹ đă cắt giảm số giàn khoan xuống con số 802 - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2018.