Vùng Vịnh đang đứng trước vực thẳm của chiến tranh. Trong đó có các yếu tố lớn như Iran, Saudi và Mỹ. Hiện nay các bên đang thận trọng theo dơi động thái của bên kia...
Hôm 18/5 đến lượt Chính phủ Saudi Arabia tuyên bố không muốn chiến tranh trong khu vực, song nhấn mạnh quả bóng hiện nằm trên sân đối thủ. Bất chấp sự bác bỏ của Iran, Saudi Arabia tới nay vẫn cáo buộc nước Cộng ḥa Hồi giáo này đứng đằng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào tàu chở dầu của nước này hồi tuần trước. Vụ việc đă làm bùng cháy dữ dội ngọn lửa căng thẳng tại vùng Vịnh, vốn đă không “lặng sóng” sau khi Mỹ quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây nhằm đối phó với cái mà nước này gọi là mối đe dọa từ Iran.
Saudi Arabia và Iran. Ảnh: EurasianTimes.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Riyadh, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel Al Jubeir tuyên bố, Saudi Arabia không muốn chiến tranh trong khu vực và cũng không t́m kiếm một cuộc chiến tranh như thế. Theo ông, Saudi Arabia sẽ làm mọi điều có thể nhằm ngăn chặn kịch bản xấu nhất này. Tuy nhiên, nếu phía bên kia quyết tâm lựa chọn chiến tranh, Saudi Arabia sẽ đáp trả bằng tất cả sức mạnh và quyết tâm nhằm bảo vệ các lợi ích của ḿnh.
“Saudi Arabia không muốn chiến tranh trong khu vực và không t́m kiếm chiến tranh. Chúng tôi hi vọng những nước khác sẽ hành động một cách khôn ngoan và tránh xa những hành vi liều lĩnh, có thể làm mất ổn định khu vực. Saudi Arabia yêu cầu cộng đồng quốc tế có trách nhiệm ngăn chặn những hành vi gây bất ổn cho thế giới.”
Cũng trong ngày 18/5, Quốc vương Saudi Arabia Salman đă mời các nhà lănh đạo Arab và vùng Vịnh tham dự Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào ngày 30/5 tới tại Mecca để thảo luận về hậu quả của những cuộc tấn công vừa qua nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của nước này. Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm, song 2 nguồn tin Chính phủ Mỹ hồi tuần trước cho biết, các quan chức nước này tin rằng Iran đă kích động nhóm nổi dậy người Huthi hoặc các nhóm dân quân người Shiite tại Iraq tiến hành.
Vụ việc đă làm bùng cháy dữ dội ngọn lửa căng thẳng tại vùng Vịnh, vốn đă không “lặng sóng” sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump gia tăng các lệnh trừng phạt kinh tế hà khắc chống Iran, với quyết tâm đưa xuất khẩu dầu mỏ của nước này về con số O, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng Vịnh nhằm đáp trả mối đe dọa từ Iran. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman hôm 18/5 đă có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong đó đề cập những diễn biến tại khu vực, cũng như những nỗ lực nhằm tăng cường an ninh và sự ổn định.
Saudi Arabia và Iran lâu nay vẫn coi nhau là đối thủ và thậm chí là kẻ thù trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Trung Đông. Hai nước thường xuyên đối đầu về lập trường và ủng hộ các phe phái khác nhau trong một số cuộc xung đột tại khu vực. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đă bác bỏ khả năng nổ ra chiến tranh, nói rằng Iran không muốn chiến tranh và cũng không có nước nào, dù là Mỹ hay Saudi Arabia có ư định đối đầu quân sự với Iran tại khu vực này. Đây cũng là lập trường được Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei nhắc tới trước đó: “Sẽ không xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Iran không t́m kiếm chiến tranh với Mỹ và người Mỹ cũng vậy. Bởi họ hiểu chiến tranh không nằm trong lợi ích của họ.”
Theo các nhà phân tích, hiện cả Saudi Arabia, Mỹ hay Iran đều không có ư định đẩy căng thẳng leo thang hơn nữa và đang chờ đợi phía bên kia có động thái trước. Tuy nhiên, việc vùng Vịnh luôn trong t́nh trạng có thể phát nổ bất cứ lúc nào cũng khiến cộng đồng thế giới không khỏi lo ngại. Trong một dấu hiệu rơ ràng nhất, Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil mới đây đă sơ tán nhân viên nước ngoài của họ ra khỏi một khu khai thác dầu mỏ ở Iraq. Chính phủ Bahrain cũng cảnh báo công dân tránh tới Iraq và Iran. Trong khi đó, Cục hàng không liên bang Mỹ khuyến cáo các máy bay thương mại không nên bay qua vùng biển của Vùng Vịnh và Vịnh Oman để tránh nguy cơ bị tấn công.
Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 18/5 đă bày tỏ rất quan ngại về những diễn biến hiện nay. Theo ông, trong những lúc như thế này, bất kỳ hành động hay phát biểu nào cũng có thể bị hiểu sai và dẫn tới những hành động thảm họa./.