Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đệ chia sẻ vào thời điểm ông xây bệnh viện tư nhân. Đó là khoảng thời gian khó khăn. Năm 2003-2005, ông xây bệnh viện đến khi khánh thành và hoạt động bị cả ngành y tế bao vây.
Ngày 15-5, tham gia hội thảo Vai tṛ của tư nhân trong cung cấp dịch vụ công do Pḥng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Nguyễn Văn Đệ (thường gọi là Bầu Đệ), Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, đă chia sẻ chặng đường khó khăn của tư nhân khi tham gia vào lĩnh vực y tế.
Ông Đệ nhớ lại thời điểm năm 2003 xây dựng Bệnh viện tư nhân Hợp Lực, đến năm 2005 khánh thành đă vô cùng khó khăn do nhận thức của rất nhiều quan chức từ Trung ương đến địa phương.
"Khi chúng tôi đi xin chủ trương, nhiều nơi c̣n nói ông này vớ vẩn, ông có biết ǵ về y tế đâu mà làm y tế. Tôi nhắc lại thời kỳ 2005, khi bệnh viện tư của chúng tôi ra đời, toàn ngành y tế bao vây để tạo điều kiện cho bệnh viện công, thậm chí bị nói xấu. Sau này, chính sách đă cởi mở hơn, việc thành lập bệnh viện tư dễ dàng hơn nhiều"- ông Đệ nói.
Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam nhắc đến vai tṛ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đă gỡ đúng những bế tắc, trắc trở cho cộng đồng doanh nhân để khơi dậy tinh thần yêu nước, nhờ đó những năm gần đây, đóng góp của cộng đồng doanh nhân là không hề nhỏ.
"Nếu như các bộ, ban ngành, địa phương vào cuộc với tinh thần của Chính phủ th́ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam c̣n đạt kết quả cao hơn nữa"- ông Đệ bày tỏ.
Nói về cung cấp dịch vụ công, ông Nguyễn Văn Đệ cho rằng đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhà nước với tư nhân. Trong khi đó, đây là cuộc cạnh tranh không cân sức, khi một bên tư nhân phải lấy vốn của ḿnh, trí tuệ của ḿnh, tâm huyết của ḿnh để đầu tư th́ bên c̣n lại lấy ngân sách nhà nước ra.
"Để cạnh tranh được, tư nhân phải chịu nhiều thứ tiêu cực, luồn lách, đây là yếu tố nguy nan cho cộng đồng doanh nghiệp"- ông Đệ chỉ ra thực trạng.
Ông Nguyễn Văn Đệ lấy dẫn chứng về dịch vụ du lịch, 20 năm trước, nhiều bộ, ngành có khách sạn ở địa phương, sở hữu vị trí đắc địa. Đến thời điểm Chính phủ không cho đầu tư nữa, các khách sạn chất lượng đi xuống, nhưng các bộ, ngành vẫn giữ khách sạn để "ôm" vị trí đất đẹp.
"Tại sao không trả lại đất đó, biến thành đất thương mại để tư nhân đầu tư, làm đẹp cho thành phố, phát triển du lịch cho địa phương. Tôi đă gửi kiến nghị lên các ban, ngành, cả Quốc hội để đề nghị phải thu lại. Tại sao tư nhân đầu tư khách sạn đẹp như vậy, trong khi khách sạn của bộ, ngành th́ lụp xụp, đây là điểm mâu thuẫn"- vị doanh nhân nói.