Các xung đột thương mại giữa Trung- Mỹ dường như lại càng tăng nhiệt khiến Tập Cận B́nh phải lên tiếng sau động thái tăng thuế của Mỹ, sau khi Bắc Kinh sửa đổi bản dự thảo, rút lại các cam kết, làm cho Mỹ phải lên án Trung Quốc, v́ vậy các cuộc đàm phán thành công đều trải qua những thời điểm "hút chết" .
Trong suốt một tuần vừa qua, cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đă có những diễn biến đổi chiều bất ngờ: ngay khi đàm phán chưa diễn ra, Tổng thống Trump đă đề cập đến việc tăng thuế trên Twitter cá nhân.
Kết quả là, sau nhiều ṿng đàm phán hứa hẹn có thể đem đến một thỏa thuận, Phó Thủ tướng, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Lưu Hạc đă phải ra về "trắng tay". Mỹ lên án Bắc Kinh sửa đổi bản dự thảo, rút lại các cam kết, chính thức tăng thuế từ 10% - 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và chuẩn bị hành động tương tự với 325 tỷ USD hàng hóa c̣n lại.
Đáp trả lại, ngày 13/5, Bắc Kinh cũng tăng thuế với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ với các mức 20% và 25%.
Các xung đột thương mại dường như lại càng tăng nhiệt khi ông Tập Cận B́nh lần đầu tiên lên tiếng sau động thái tăng thuế của Mỹ. "Việc ai đó cho rằng chủng tộc và nền văn minh của ḿnh thượng đẳng hơn, và nhất mực muốn biến đổi hoặc thậm chí là thay thế các nền văn minh khác, chính là suy nghĩ xuẩn ngốc và hành động tồi tệ", Chủ tịch Trung Quốc phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Đối thoại các Nền Văn minh Châu Á ngày 15/5.
Trước những diễn biến này, trả lời Báo Điện tử Trí Thức Trẻ, Stephen Olson, chuyên gia của Quỹ Hinrich Foundation nghiên cứu về thương mại toàn cầu cho rằng, tất nhiên, chỉ có đội ngũ lănh đạo của Trung Quốc biết chính xác v́ sao họ quyết định thay đổi này nhưng nếu những thông tin này là chính xác, và Trung Quốc đă lật ngược đáng kể những cam kết của chính họ trước đó, th́ việc Mỹ đáp trả có thể được xem là khá b́nh thường. Trong mọi cuộc đàm phán, nếu một bên từ bỏ nhượng bộ đă đưa ra vào phút chót, bên đó cũng cần dự đoán trước một phản ứng tiêu cực và mạnh mẽ từ phía bên kia.
Nếu không, th́ đây là một tính toán sai lầm chiến lược của Trung Quốc, chuyên gia của Hinrich Foundation nói. Tổng thống Trump không muốn bị tổn thương bởi những cáo buộc từ các đối thủ của đảng Cộng ḥa rằng ông đă trở nên "mềm mỏng" với Trung Quốc, v́ thế ông phải đảm bảo thỏa thuận mà ḿnh đạt được sẽ là một chiến thắng cho Mỹ.
Nếu Tổng thống Trump không có được thỏa thuận như vậy, việc ông từ chối thỏa thuận lại đem lại lợi ích cho ông về mặt chính trị như là Tổng thống Mỹ đầu tiên đủ cứng rắn để chống lại Trung Quốc, ông Olson cho hay.
C̣n nhà nghiên cứu Arthur Kroeber tại Gavekal Research, tác giả cuốn sách China's Economy: What Everyone Needs to Know (tựa sách đă được xuất bản ở Việt Nam là Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nh́n từ bên trong) nhận định, lư do chính mà t́nh h́nh thay đổi nhanh như vậy là do t́nh h́nh kinh tế cả Mỹ và Trung Quốc đă tốt hơn dự báo trong Quư I, v́ vậy, cả ông Tập Cận B́nh và ông Trump đều cảm thấy ít áp lực hơn để đưa ra các nhượng bộ nhằm đạt được thỏa thuận.
Ngoài ra c̣n 2 yếu tố: dường như Trung Quốc cho thấy họ muốn đàm phán lại một số vấn đề mà Mỹ cho là đă xong xuôi, và muốn đưa một số nội dung quan trọng ra khỏi văn bản. Về phía Mỹ, bản thân Tổng thống Trump có thể khó chịu bởi nhiều bài báo cho rằng ông đă nhượng bộ với Bắc Kinh quá nhiều để có một thỏa thuận.
Về thông tin Bắc Kinh thay đổi nội dung các cam kết trong dự thảo, ông Arthur Kroeber cho rằng, điều này là khả thi. Đây là quy tŕnh đàm phán khá thường gặp ở Trung Quốc khi các nhà đàm phán soạn ra một thỏa thuận và sau đó bị sửa đổi bởi các quan chức ở nhà. Đây là một cách Bắc Kinh thử xem giới hạn của đối thủ đến đâu, ông Kroeber lư giải trong cuộc trao đổi với Trí Thức Trẻ.
Ông Stephen Olson dự báo, bất kỳ một cuộc đàm phán nào cũng là một quá tŕnh dài hơi. V́ vậy, không nên phản ứng thái quá với một cú "sảy chân". Vẫn hoàn toàn có cơ hội cho Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận. Các cuộc đàm phán thành công đều trải qua những thời điểm "hút chết".
Về tương quan lực lượng giữa 2 bên, ông Olson cho rằng, mặc dù Trung Quốc không thể so sánh với Mỹ về việc áp thuế quan v́ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn so với xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc có những cách khác để trả đũa ngoài việc sử dụng thuế quan: nước này có thể làm tăng đáng kể việc kiểm tra hải quan các lô hàng Mỹ, tŕ hoăn cấp phép và phê duyệt theo quy định cho các công ty Mỹ....
Nói tóm lại, Trung Quốc có thể "quấy rối" làm cho cuộc sống của các công ty Mỹ ở Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Và tất nhiên luôn có khả năng Trung Quốc có thể phá giá đồng tiền của ḿnh.
Trong khi đó, tác giả Kroeber cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán nhưng không vội vă. Ư đồ của họ là sẽ dễ dàng hơn về mặt chính trị nếu cố gắng kéo dài cuộc đàm phán. Phía Bắc Kinh cho rằng, tổn thất kinh tế của chiến tranh thương mại sẽ nhanh chóng biến thành tổn thất chính trị cho Tổng thống Trump. V́ vậy, Bắc Kinh muốn kéo dài cuộc đàm phán để ông Trump thay đổi quyết định.
Tuy nhiên, làm theo cách này, Trung Quốc đă đánh giá thấp mức độ hỗ trợ của cả 2 đảng dành cho Trump v́ lập trường cứng rắn của ông đối với Trung Quốc, ông Arthur Kroeber nhấn mạnh.
"Nếu có vấn đề nào mà cả 2 đảng Cộng ḥa và Dân chủ đồng thuận rộng răi đến thế th́ đó là việc Mỹ phải đối đầu với Trung Quốc trong mặt trận thương mại", các chuyên gia cho hay.
Về các dự báo cho thương chiến, ông Arthur Kroeber cho rằng, 3 kịch bản có thể xảy ra:
Thứ nhất, một thỏa thuận có thể đạt được trong tháng tới, cho phép hai nhà lănh đạo kư kết trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 6. Khả năng này là 45%.
Thứ hai, không có thỏa thuận trước G-20, và quá tŕnh đàm phán phải kéo dài hơn. Nhưng 2 nước sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay do sức ép từ kinh tế và thị trường. Khả năng này là khoảng 30%.
Thứ ba, khả năng các cuộc đàm phán sụp đổ và mức thuế sẽ được áp dụng vĩnh viễn là 25%.