Các công tố viên Thụy Điển đang lật lại vụ án liên quan tới Julian Assange - nhà đồng sáng lập WikiLeaks và t́m cách dẫn độ ông ta về nước. Động thái này có thể làm cản trở nỗ lực của Mỹ trong việc đưa Assange ra ṭa với cáo buộc phát tán các tài liệu quân sự và ngoại giao mật của chính phủ.
Phó tổng công tố viên Thụy Điển Eva-Marie Persson vừa cho biết, bà sẽ tiếp tục cuộc điều tra sợ bộ về cáo buộc ông Assange cưỡng ép một phụ nữ Thụy Điển. Cuộc điều tra này từng bị băi bỏ vào năm 2017.
Nhà đồng sáng lập WikiLeaks Assange, hồi năm 2010 bị hai phụ nữ Thụy Điển cáo buộc tội cưỡng dâm và quấy rối t́nh dục, nhưng ông bác bỏ và cho rằng đây là chiến dịch nhằm bôi nhọ ḿnh. Tháng 9 năm đó, ông Assange rời Thụy Điển tới Anh và lánh nạn tại Đại sứ quán Ecuador ở London từ tháng 6.2012 để tránh bị dẫn độ.
Ông Assange đă bị cảnh sát Anh bắt giữ vào ngày 11 tháng 4 sau khi có 7 năm tị nạn ở đại sứ quán Ecuador. Hiện Assange đang thụ án tù 50 tuần tại nhà tù Belmarsh, thủ đô London v́ tội không tuân thủ các điều khoản bảo lănh khi rời khỏi đại sứ quán Ecuador vào năm 2012.
Mặc dù một số cáo buộc ban đầu ở Thụy Điển đối với ông Assange nay đă hết hiệu lực khởi tố, một cáo buộc lạm dụng t́nh dục đối với ông vẫn c̣n hạn đến tháng 8 năm 2020. Theo ông Kristinn Hrafnsson, Tổng biên tập của WikiLeaks, các công tố viên Thụy Điển ban đầu đă hủy bỏ vụ việc này vào năm 2013 nhưng sau cùng vẫn tiếp tục điều tra cho đến năm 2017 do sức ép từ chính phủ Anh.
"Có áp lực chính trị đáng kể ở Thụy Điển để mở lại cuộc điều tra, nhưng luôn luôn có nhiều áp lực chính trị xung quanh vụ này", ông Hrafnsson nói trong một thông cáo.
Theo ông Hrafnsson, hai năm trước quá tŕnh điều tra cáo buộc lạm dụng t́nh dục này đă bị ngừng lại do chính quyền Thụy Điển “không nhận thấy bất kỳ khả năng nào để thúc đẩy quá tŕnh điều tra”. Tuy nhiên, trong bối cảnh ông Assange vừa bị bắt, nguy cơ ông bị dẫn độ về Thụy Điển và bị xét xử trước ṭa án nước này đă xuất hiện. Nếu bị kết án ở Thụy Điển, Assange có thể phải đối mặt với án tù lên tới 4 năm.
Việc Thụy Điển cũng muốn dẫn độ ông Assange được coi là bất lợi cho những nỗ lực của Mỹ nhằm xét xử ông Assange v́ tội tiết lộ các tài liệu mật, bao gồm cả các thông tin của nhiều lănh đạo thế giới và những vấn đề an ninh.
Ṭa án Anh giờ đây sẽ phải cân nhắc 2 yêu cầu dẫn độ, trong đó Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid là người có quyền quyết định cuối cùng.
“Thái độ của ông ấy rất vui khi được hợp tác với Thụy Điển, ông ấy muốn được thẩm vấn và chứng minh ḿnh trong sạch. Làm thế nào điều đó sẽ xảy ra bây giờ, tôi không biết. Có thể ông ấy muốn tránh bị dẫn độ đến Mỹ”, Per Samuelson, một luật sư người Thụy Điển cho Assange, nói với Reuters.
VietBF © sưu tầm