Cô gái Pháp gốc Việt sau 23 năm trở về Việt Nam t́m mẹ ruột. Hành tŕnh t́m mẹ ruột của cô chỉ có tờ giấy khai sinh. Chính mẹ nuôi người Pháp là người ủng hộ cô trở về t́m mẹ đẻ.
Tôi hẹn gặp Kim tại một nhà hàng yên tĩnh ở Q.1 (TP.HCM) bởi trong suy nghĩ cũng đôi chút lo lắng, nghĩ đến một không gian phù hợp để đối diện với một cô gái trẻ bị bỏ rơi ngay khi chào đời. Nhưng chính Kim lại rất cởi mở, rất thoải mái khi nói về bản thân, về mẹ nuôi và về chuyện t́m mẹ ruột.
Đi t́m mẹ ruột v́… mẹ nuôi
Nói vậy là có thể hiểu phần nhiều về cuộc đời của cô gái tṛn 23 tuổi vào ngày 14.6 này. Có lẽ sẽ là một sinh nhật đặc biệt của Kim với cái tên Việt Nam trong giấy khai sinh là Lương Thị Cúc Mai bởi mẹ nuôi của cô sẽ từ Pháp bay qua Việt Nam đón con gái đă hoàn tất học kỳ ở nước ngoài tại một trường đại học ở TP.HCM.
Chính bà là người đă đưa Kim đến TP.HCM cách nay gần 6 tháng, chuẩn bị cho con gái mọi thứ từ chỗ ăn ở đến đi lại rồi mới yên tâm về nhà ở một thành phố nhỏ chỉ khoảng 170.000 dân ở vùng Rhône-Alpes (Pháp). Bà chiều theo quyết định được cho là khá đột ngột của Kim khi chọn Việt Nam thay v́ Ư cho học kỳ đặc biệt này.
“Tôi thành thạo tiếng Ư nên muốn được trải qua một học kỳ ở đó. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm ngoái, trường tôi thông báo chương tŕnh hợp tác ở Việt Nam. Ngay lúc đó, cảm giác trong tôi thật lẫn lộn. Nhưng tôi nghĩ đó là cơ hội duy nhất để tôi khám phá Việt Nam trong 6 tháng”, Kim cho biết.
Với Kim, chuyến đi này không phải với tư cách là một du khách như năm 2012 khi cô lần đầu đến Việt Nam du lịch năm 2012. Cô đă cùng mẹ nuôi đi dọc Việt Nam từ vịnh Hạ Long, Hà Nội, Ninh B́nh vào Huế, Đà Nẵng, Hội An rồi đồng bằng sông Cửu Long…
C̣n lần này, TP.HCM níu chân cô gái trẻ đến 6 tháng. Để học và để… nghiên cứu (như cách dùng từ của Kim) cho một dự án vô cùng lớn của cuộc đời. “Tôi đến Việt Nam để học, để t́m hiểu nơi tôi sinh ra. Gặp mẹ ruột… điều này sẽ giúp tôi trưởng thành về mặt tâm lư và chắc chắn để giải quyết vấn đề của ḿnh - sự tự tin”, Kim tâm sự.
Hành trang cho dự án cuộc đời này là những lời kể của mẹ cô cách đây 23 năm, là một “bộ hồ sơ quư giá” gồm giấy khai sinh, tài liệu lư lịch về trẻ sơ sinh gởi cô nhi viện và biên bản trẻ bỏ rơi. Bắt đầu chỉ như thế, Kim tự nhắc nhở bản thân về những điều khó khăn đợi chờ phía trước, về những rắc rối không thể h́nh dung được và lớn hơn tất thảy, về một sự thất vọng khó diễn tả bằng lời…
Mọi việc đều có thể xảy ra. Kim có thể gặp lại mẹ sớm hoặc có thể không bao giờ.
Nói về động lực của ḿnh, Kim cho biết: “Tôi nghĩ cuộc đời tôi là một chuỗi những thử nghiệm và đây là một phần làm nên câu chuyện đời tôi. Trước khi bà tôi qua đời cách đây hơn 8 năm, tôi nghĩ rằng ḿnh chưa đủ khả năng về mặt cảm xúc để thực hiện cuộc nghiên cứu này. Hơn nữa, không thể làm được nếu ở Pháp mà không về Việt Nam. Mỗi lúc một việc”.
Và lúc này chính là lúc để Kim khởi động việc lớn của đời ḿnh. “Lần theo” những kư ức của mẹ, của cái ngày mà mẹ cô, một phụ nữ độc thân không thể mang thai, lặn lội sang Việt Nam bởi thời đó, không phải nước nào cũng cho phép phụ nữ nước người được nhận con nuôi. Người mẹ ấy suốt bao nhiêu năm vẫn giữ ǵn để con gái ḿnh được là một cô gái Việt Nam. Bà trang trí nhà cửa với tranh ảnh về Việt Nam. Và đặc biệt, năm nào bà cũng tổ chức ăn mừng đón Tết âm lịch để Kim không quên cô... là ai.
“Cuộc đời tôi bắt đầu với một người bỏ cuộc”
Vạn sự khởi đầu nan, Kim nhớ nằm ḷng như vậy. Cô gái người Pháp gốc Việt cũng bắt đầu hành tŕnh của ḿnh từ một khách sạn nhỏ trên đường Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM) - nơi người mẹ Pháp của cô ở hàng tháng trời, chỉ để đợi một đứa bé mà bà mong chờ bấy lâu. Theo lời Kim kể, hầu như ngày nào mẹ cô cũng ra vào Bệnh viện Từ Dũ rồi sự kiên nhẫn của bà cũng được đáp lại.
Thật khó mà dùng từ “đền đáp”, nhưng cuộc sống không thiếu những khoảnh khắc buồn mà đẹp. Buồn là bởi một đứa trẻ bị mẹ ruột bỏ rơi ngay khi cất tiếng khóc chào đời. Nhưng vui là bởi một người xa lạ đă mở rộng ṿng tay chào đón đứa trẻ ấy.
23 năm sau, Kim t́m đến Bệnh viện Từ Dũ rồi Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam B́nh (Q.Thủ Đức) - nơi cô sống một vài ngày trước khi mẹ nuôi hoàn tất thủ tục để đưa sang Pháp với hy vọng có thêm thông tin nhưng mọi thứ liên quan đến lưu trữ đă khép lại sau 10 năm. Kim hiểu. Nên cô gái trẻ tranh thủ hoàn tất sớm học kỳ này trong chương tŕnh thạc sĩ ngành quản lư và marketing để dành nhiều thời gian hơn cho việc t́m kiếm, từ người quen, bạn học đến mạng xă hội.
Gặp Kim, người viết hiểu được sự nhẫn nại, được bản lĩnh của cô gái 23 tuổi. Không ào ạt cảm xúc khi nói về mẹ nuôi nhưng qua những ǵ Kim kể, về câu nói “tôi chưa bao giờ thiếu một thứ ǵ trong cuộc sống của ḿnh và tôi có được t́nh yêu nhiều hơn bất kỳ thứ ǵ” mới hiểu được t́nh cảm cô dành cho mẹ nuôi của ḿnh.
Ngôi nhà của họ ở Pháp là tổ ấm đặc biệt của 3 thế hệ cũng rất đặc biệt, chỉ gồm bà ngoại - mẹ - Kim. Giữa họ - những người phụ nữ là sợi dây kết nối lạ kỳ, gắn chặt họ trong một không gian nhỏ nhưng đầy ắp t́nh yêu, ngắn như khoảng cách giữa căn nhà và nhà hàng nhỏ (được truyền từ bà ngoại sang mẹ Kim, chỉ mới đóng cửa khi mẹ Kim quyết định nghỉ hưu năm 2016) đối diện nhau qua đường nhưng dài rộng như khoảng cách giữa Việt Nam và Pháp.
Con đường t́m mẹ phía trước c̣n rất dài và có lẽ măi măi sẽ không có điểm dừng. Nhưng Kim trên con đường ấy sẽ t́m cách lấp đi những khoảng trống trong cô. Đó là những câu hỏi c̣n bỏ lửng… “tôi có anh chị em không, họ có sống hạnh phúc không, họ có biết đến sự tồn tại hay tôi là một đứa con xấu xa mà họ muốn giấu kín”….
Chỉ đến khi nào t́m được câu trả lời th́ Kim, một cô gái tự nhận ḿnh không thiếu một thứ ǵ… ngoại trừ sự tự tin. “Những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, tôi luôn tự chất vất ḿnh bởi tôi chưa đủ tự tin vào bản thân. Bởi cuộc đời tôi bắt đầu bằng một người bỏ cuộc”.
Nhưng trên hết, điều khiến người viết xúc động nhất vẫn là suy nghĩ rất chín chắn của Kim, một cô gái bị mẹ bỏ. Với Kim, chuyện ǵ trên đời cũng có lư do của nó. Kim nghĩ rằng mẹ ruột cô hành động như thế cũng có lư do của bà.
Và Kim sẽ không bỏ cuộc với quyết định của ḿnh.