Đó là việc Mỹ tḥ tay vào Sri Lanka. Họ sẽ chặt “Chuỗi ngọc trai” Trung Quốc. Nhằm đảm bảo hoạt động của hải quân, Mỹ lập căn cứ quân sự ở Sri Lanka chặt đứt “Chuỗi ngọc trai trên biển” của Trung Quốc.
Quân đội Sri Lanka không muốn trả tiền cho sự hiện diện của Mỹ
T́nh h́nh Sri Lanka mới đây lại tăng thêm phần rối ren khi lệnh giới nghiêm đă được áp đặt ở tỉnh Tây Bắc của nước này, sau khi các nhà thờ Hồi giáo và các doanh nghiệp thuộc sở hữu Hồi giáo bị tấn công ở thị trấn Chilaw, thuộc tỉnh “Tây Bắc” (North Western Province) trên bờ biển phía tây của đất nước.
Hôm 12/5, vài chục người dân đă ném đá vào các nhà thờ Hồi giáo và các cửa hàng thuộc sở hữu Hồi giáo và một người đàn ông đă bị đánh ở thị trấn Chilaw ở tỉnh Tây Bắc, trong một cuộc tranh căi bắt đầu trên Facebook, do hiểu nhầm là lời đe dọa của người Hồi giáo nhằm vào người Thiên Chúa giáo.
Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết, đây là vụ bạo lực tồi tệ nhất kể từ sau loạt vụ đánh bom trong Lễ Phục sinh vào các nhà thờ và khách sạn.
Phát ngôn viên Ruwan Gunasekera nói trong một tuyên bố rằng, một số trang truyền thông xă hội và ứng dụng nhắn tin, bao gồm cả Facebook và WhatsApp đă bị chặn sau sự cố bạo lực. Cả hai động thái này là nhằm kiểm soát sự lây lan của bạo lực.
Ngoài ra, chỉ huy quân đội của Sri Lanka là Trung tướng Mahesh Senanayake nói rằng, mối đe dọa của các cuộc tấn công quân sự đă được ngăn chặn và các cơ quan an ninh đă phá hủy hầu hết các mạng lưới liên quan đến vụ đánh bom vào đợt Lễ Phục sinh, khiến hơn 250 người thiệt mạng.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào 11/5, Senanayake nói rằng, các nhà điều tra đă xác định rằng những kẻ đánh bom có liên kết với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng nói thêm rằng chính quyền vẫn đang cố gắng xác định những mối liên hệ đó sâu đến mức nào.
Trong bối cảnh này, lại xuất hiện những thông tin tưởng chừng không có liên quan tới các vụ khủng bố nhưng về sâu xa lại lại gắn kết với chúng, đó là thông tin Mỹ muốn lập căn cứ quân sự ở Sri lanka.
Hôm 13/5, Chỉ huy lực lượng vũ trang Sri Lanka đă lên tiếng chống lại sự thành lập căn cứ quân sự của Mỹ trên lănh thổ nước này.
Vị trí chiến lược quan trọng của Sri Lanka đối với Mỹ và Trung Quốc
Theo đó, Trung tướng Mahesh Senanayake đă phản đối việc kư kết thỏa thuận quốc pḥng với Hoa Kỳ, trong đó quy định về việc thành lập căn cứ quân sự của Mỹ trên quốc đảo, với chi phí lấy từ ngân sách của Sri Lanka.
“Làm sao mà chúng tôi có thể kư kết thỏa thuận này? Chúng tôi không thể đồng ư với nội dung nêu ra trong đó. Điều này chẳng khác ǵ trao tài sản của bạn cho người khác và tự sát” - cổng thông tin Lankaweb dẫn lời vị chỉ huy quân đội.
Theo ông, sau loạt vụ tấn công khủng bố gần đây trên đảo, nhiều cường quốc khu vực và thế giới đang t́m cách lợi dụng t́nh h́nh hiện tại của đất nước này, nhằm giành được quyền sử dụng vị trí chiến lược quan trọng của Sri Lanka cho mục đích riêng của ḿnh.
Theo các quy định trong dự thảo thỏa thuận quốc pḥng của Hoa Kỳ, Sri Lanka sẽ phải cung cấp tất cả các điều kiện cần thiết để triển khai và duy tŕ căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên lănh thổ của ḿnh.
Ngoài ra, hiệp ước buộc Sri Lanka phải có nghĩa vụ sát cánh với Washington trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào, hạn chế đáng kể khả năng của quốc đảo này trong việc thực hiện chiến lược ngoại giao của họ. Do đó, hầu hết các đảng đối lập đều cáo buộc rằng, thỏa thuận quốc pḥng với Hoa Kỳ sẽ làm suy yếu chủ quyền của nước cộng ḥa Sri Lanka.
Tuy nhiên, có nhiều lí do để tin rằng, sẽ không ai ngăn được vấn đề này, chắc chắn Mỹ sẽ tạo lập thành công căn cứ quân sự ở quốc gia này.
Mỹ nắm Sri Lanka, chặt “Chuỗi ngọc trai trên biển” của Trung Quốc
Thời gian gần đây, Mỹ đang có những động thái rơ rệt xích lại gần Sri Lanka, điển h́nh là hàng loạt chuyến thăm gần đây của lực lượng Hạm đội 7 Mỹ (có trụ sở ở Nhật Bản), tới cảng Trincomalee phía đông Sri Lanka, trong đó có cả tàu sân bay CVN-74 USS John C. Stennis.
Theo giới phân tích, Lầu Năm Góc đang có kế hoạch thiết lập một trung tâm hậu cần cho Hải quân Hoa Kỳ tại cảng Trincomalee, vịnh Kottiyar, tỉnh Đông của Sri Lanka (Eastern Province).
Trincomalee, là bến cảng tự nhiên sâu thứ hai thế giới, có giá trị quân sự chiến lược lớn ở Ấn Độ Dương. Nó đóng vai tṛ là trung tâm chỉ huy hải quân cho Hạm đội phía Đông của Vương quốc Anh trong những năm cuối của Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo một nhà phân tích của Sri Lanka, Trincomalee là một phần quan trọng nhất của “bất động sản chiến lược” ở Sri Lanka. Việc hải quân Mỹ ‘nḥm ngó’ cảng này là những dấu hiệu của sự thay đổi tư duy của Washington liên quan đến đất nước Nam Á này, nơi trong sáu năm qua, sự hiện diện của Trung Quốc đă trở nên quá rộng răi và vững chắc.
Theo đó, Hải quân Hoa Kỳ đă phác thảo tầm quan trọng chiến lược của trung tâm hậu cần Trincomalee cho các hoạt động tại Ấn Độ Dương. Trung tâm hậu cần này cho phép sử dụng một đường băng và các cơ sở kho băi để nhận và lưu giữ các chuyến hàng quy mô lớn được vận chuyển đường không, sau đó cung cấp cho tàu thuyền hải quân Mỹ hoạt động trên biển.
Trước đây, vào năm 2007, Washington đă kư một Thỏa thuận song phương sâu rộng với Sri Lanka. Thỏa thuận có thời hạn 10 năm, cho phép các tàu hải quân Hoa Kỳ tiếp cận các cảng Sri Lanka để tiếp nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác. Thỏa thuận này đă được Thủ tướng Wickrutionsinghe gia hạn vào năm 2017.
Sự thúc đẩy của Washington cho một trung tâm hậu cần mới tại cảng Trincomalee diễn ra trong bối cảnh, Washington đang quyết không nhượng bộ Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh thương mại.
Hải quân Hoa Kỳ tập trung vào Trincomalee cũng giải thích phản ứng của Washington về cuộc chiến tranh phe phái nổ ra vào cuối tháng 10/2018 sau khi Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena sa thải Thủ tướng Ranil Wickremeinghe, thay thế ông bằng cựu Tổng thống Mahinda Rajapakse.
Washington phản đối việc bổ nhiệm ông Rajapakse của Sirisena, người với tư cách là cựu Tổng thống đă thiết lập quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và kêu gọi tái bổ nhiệm Wickremeinghe.
Vào năm 2014 - 2015, Washington đă bí mật thỏa thuận hậu trường với các đồng minh chính trị địa phương để hất cẳng Rajapakse và đưa Sirisena lên làm tổng thống. Đất nước Sri Lanka dưới thời Sirisena và Wickremeinghe, đă củng cố mối quan hệ chính trị và quân sự với Mỹ, t́m cách thoát khỏi ṿng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Rajapakse hồi cuối năm ngoái để thể hiện ḷng trung thành của ḿnh, Washington và New Delhi đă phản đối việc bổ nhiệm ông này làm thủ tướng. Đương kim Tổng thống Sirisena, dưới áp lực của Hoa Kỳ và sau khi Ṭa án Tối cao phán quyết rằng việc giải tán quốc hội của ông là vi hiến, cuối cùng đă phải phục hồi chức vụ cho Wickremeinghe.
Với vị thế và tầm quan trọng về quân sự của các cảng biển của Sri Lanka, chắc chắn Mỹ sẽ t́m mọi cách để xây dựng xong trung tâm hậu cần ở Trincomalee, nhằm tạo lập một điểm nút để chặn đứng “Chuỗi ngọc trai trên biển” dọc “Con đường Tơ lụa trên biển” của Trung Quốc, mà cảng Hambantota của Sri Lanka chính là một viên ngọc mà Bắc Kinh muốn gắn lên vương miện chiến thắng của “Một vành đai-Một con đường”.