Nguyên nhân là từ báo cáo Mueller. Chính v́ nó mà bùng nổ cuộc chiến Nhà Trắng - Quốc hội. Chỉ vài giờ sau khi Nhà Trắng thực hiện bước đi khiêu khích: dùng đặc quyền hành pháp nhằm ngăn chặn việc công bố toàn bộ báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về các hành động của Nga tiếp sức cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 th́ cuộc biểu quyết chống lại Bộ trưởng Barr diễn ra.
Người dân Mỹ xuống đường đ̣i Bộ trưởng Tư pháp Barr công bố toàn bộ báo cáo điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Ảnh: National Review
Căng thẳng giữa chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc hội đă đạt đến mức đỉnh điểm trong ngày 9-5 khi các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện trong Ủy ban Tư pháp bỏ phiếu cáo buộc Bộ trưởng Tư pháp William Barr tội khinh thường Quốc hội.
Ban đầu, Ủy ban Tư pháp Hạ viện do phe Dân chủ lănh đạo đưa ra tối hậu thư buộc ông Barr phải giao toàn bộ báo cáo điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, trước 9 giờ ngày 6-5.
Khủng hoảng hiến pháp gay gắt
Nhưng tối hậu thư đă bị phớt lờ. Ông Barr thậm chỉ c̣n thách thức Quốc hội khi chính thức yêu cầu Tổng thống Trump dùng đặc quyền hành pháp để ngăn việc công bố toàn bộ báo cáo của ông Mueller. Ủy ban này sau đó đă phê chuẩn một biện pháp nhằm tuyên bố Bộ trưởng Barr có hành vi khinh thị v́ từ chối giao nộp bản sao đầy đủ báo cáo trong khi Tổng thống Trump viện dẫn đặc quyền hành pháp để chặn việc tiết lộ bản báo cáo.
Cả Nhà Trắng và Quốc hội đều đă cáo buộc nhau lạm quyền. Giới phân tích cho biết, đây không phải là cuộc chiến đầu tiên giữa một tổng thống và các đối thủ chính trị tại Quốc hội. Các cựu Tổng thống Barack Obama, George W.Bush và Bill Clinton đều từng dùng đến đặc quyền hành pháp để đối phó với một số yêu cầu thẩm vấn của Quốc hội. Quốc hội do phe Cộng ḥa kiểm soát thậm chí từng có lần cáo buộc Bộ trưởng Tư pháp dưới thời ông Obama khinh miệt Quốc hội.
Tuy nhiên, cuộc xung đột hiện nay gay gắt chưa từng thấy. “Chúng ta giờ đang rơi vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp”, ông Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp nói với các phóng viên. Cuộc đối đầu leo thang liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội được ấn định trong Hiến pháp nhằm điều tra Tổng thống Trump, gia đ́nh và những lợi ích kinh doanh của nhà lănh đạo này.
Tương lai nào chờ đợi Bộ trưởng Barr?
Cuộc biểu quyết chống lại Bộ trưởng Barr diễn ra vài giờ sau khi Nhà Trắng thực hiện bước đi khiêu khích: dùng đặc quyền hành pháp nhằm ngăn chặn việc công bố toàn bộ báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về các hành động của Nga tiếp sức cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ và các bằng chứng liên quan như các cuộc phỏng vấn điều tra.
Đặc quyền hành pháp hiếm khi được các Tổng thống Mỹ viện dẫn để ngăn các nhánh khác của chính phủ tiếp cận một số thông tin nội bộ của nhánh hành pháp. Ông Trump trước đây chưa thực hiện một bước như vậy khi đối đầu với Quốc hội. Và trong đời sống chính trị nước Mỹ, việc một bộ trưởng tư pháp bị rơi vào t́nh huống như thế này cũng hiếm khi xảy ra. Giờ đây, Bộ trưởng Barr có thể bị truy tố v́ tội ngăn cản Quốc hội thực thi nhiệm vụ điều tra. Ông cũng có thể bị phạt tiền, thậm chí bị phạt tù, nhưng điều này ít có khả năng xảy ra.
Và nguy cơ đáng lo ngại hơn nữa là bùng nổ một trận chiến lớn hơn nữa ở ṭa án. Hồi cuối tháng trước, báo cáo dài 450 trang của công tố viên Mueller được công bố một phần, trong đó khẳng định không có sự liên quan giữa đội ngũ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và người Nga trong cuộc tranh cử 2016. Tuy nhiên, phe Dân chủ cho rằng, Bộ trưởng Barr đă giấu đi nhiều thông tin của báo cáo này khi có nhiều phần bị bôi đen, bao gồm thông tin được phân loại mật, hoặc liên quan đến các cuộc điều tra đang chờ xử lư. Nhưng vấn đề giờ đây không chỉ là về bản báo cáo của ông Mueller, mà chính là tầm giám sát toàn diện của Quốc hội với chính quyền ông Trump.