Trung Quốc hung hăng biến Bắc Cực thành ‘Biển Đông mới’. Mỹ đă ra cảnh báo. Cứ ở đâu có "mùi tiền" là Trung Quốc xuất hiện?
Ông Pompeo tại hội nghị Hội đồng Bắc Cực - Ảnh: AP
Những hành vi “hung hăng” của Trung Quốc ở Bắc Cực có nguy cơ Bắc Kinh biến vùng giàu tài nguyên này trở thành “Biển Đông mới”, theo lời báo động của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Ngày 6.5, ông Pompeo dự hội nghị của Hội đồng Bắc Cực (ở thành phố Rovaniemi (phí bắc Phần Lan), cho biết Mỹ lập kế hoạch tăng cường hiện diện ở Bắc Cực, nhằm kiềm chế “những hành vi hung hăng” của Nga và Trung Quốc ở khu vực này.
Ông nói: “Khu vực này trở thành vũ đài cạnh tranh quyền lực toàn cầu nhằm sở hữu nguồn dầu thô, khoáng sản dự trữ và nguồn cá. Bắc Cực là một vùng hoang dă nhưng không có nghĩa nơi này phải trở thành một vùng phi pháp luật”.
Vị ngoại trưởng c̣n nói: “Hành xử hung hăng của Trung Quốc ở những nơi khác sẽ cho thấy cách họ đối xử với Bắc Cực”, đồng thời cảnh báo những kịch bản mà nhiều nước đă trở thành con nợ lớn của Trung Quốc, khi các nước này tham gia dự án cơ sở hạ tầng Một vành đai-Một con đường (BRI) của Trung Quốc. Bên cạnh đó là nạn tham nhũng, đón nhận những vụ đầu tư chất lượng thấp, quân sự hóa và khai thác tràn lan nguồn tài nguyên tự nhiên.
Ông Pompeo nói đó là những hậu quả tiềm tàng của việc cho phép Bắc Kinh gieo rắc tầm ảnh hưởng: “Liệu chúng ta có muốn biển Bắc Cực chuyển thành một Biển Đông mới, nơi mà Trung Quốc quân sự hóa và tranh giành chủ quyền lănh thổ?”.
Ông Pompeo c̣n lưu ư điểm cực bắc của Trung Quốc cách Bắc Cực 1.450km, và nói Bắc Kinh toan tính tự phong vùng đó “như một quốc gia gần Bắc Cực”. Ông tuyên bố chỉ có các nước vùng Bắc Cực và các nước không thuộc Bắc Cực, chứ không có hạng mục thứ ba kiểu “gần Bắc Cực”.
Hội đồng Bắc Cực gồm 8 nước thành viên là Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Iceland. Trung Quốc có vai tṛ quan sát viên ở tổ chức hợp tác này từ năm 2013.
Theo ông Pompeo, Bắc Kinh đă mạnh tay đầu tư vào Bắc Cực, gần 90 tỉ USD kể từ năm 2012 đến 2017, và nhắm mục tiêu hưởng trọn lợi ích từ những ưu thế của “Cung đường phương bắc”, c̣n gọi là “Con đường tơ lụa Bắc Cực” dựa theo mô h́nh BRI do Trung Quốc xây hoặc cấp tiền để xây dựng đường sắt, đường bộ và hải cảng kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi.
“Con đường tơ lụa Bắc Cực” gồm kế hoạch phát triển các tuyến hàng hải đang được sử dụng nhiều nhờ sự tan băng do t́nh trạng trái đất nóng dần lên. Các tuyến này sẽ cho phép tàu thủy rút ngắn hải tŕnh giữa Thái B́nh Dương và Đại Tây Dương bằng cách đi qua vùng bắc Nga. Mỹ xem “Con đường tơ lụa Bắc Cực” của Nga-Trung là một nỗ lực giành quyền kiểm soát khu vực này.
Ông Cao Phong, đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Bắc Cực, phản ứng với tuyên bố của ông Pompeo: “Ông ấy nói đó là cuộc cạnh tranh quyền lực. OK, cạnh tranh hả? Hăy chờ xem ai có nhiều bạn hơn”.
Ông Pompeo cũng cáo buộc “những hành vi khiêu khích” của Nga, cáo buộc Moscow muốn tái quân sự hóa Bắc Cực: “Nga đang để lại dấu tuyết dưới h́nh thức ủng bộ binh”.
Theo chỉ đạo của Tổng thống Vladimir Putin, Nga đă tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc Cực, mở lại nhiều căn cứ từng bị bỏ phế sau khi Liên Xô sụp đổ.
Theo báo Guardian, tính thâm hiểm trong tuyên bố của ông Pompeo đáng lưu ư, được đưa ra chỉ vài phút trước khi ông gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, vào lúc Mỹ-Nga leo thang căng thẳng liên quan t́nh h́nh Venezuela. Sau đó, ông Pompeo cho các nhà báo biết hai ông nói chuyện Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ.
Và để ngăn chặn những tham vọng ở Bắc Cực, Mỹ đang “tổ chức những cuộc diễn tập quân sự, củng cố sự hiện diện quân sự, tái lập hạm đội tàu phá băng và ,mở rộng nguồn quỹ cho Lực lượng tuần duyên Mỹ”, ông Pompeo nói.
Theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc sẽ tŕnh chiến lược pḥng vệ Bắc Cực vào ngày 1.6 tới.