Sau khi qua đời ở Hong Kong, người chết phải chờ tới 4 năm mới được chôn cất vào một hốc nhỏ xíu đặt b́nh tro. Giá một nơi như vậy lên tới hơn 230.000 USD (5,3 tỉ đồng). Và với 200.000 b́nh cốt đang chờ chỗ "an nghỉ", Hong Kong dường như đang không c̣n đất cho cả người chết.
Người dân đi tảo mộ tại nghĩa trang Đồi Kim Cương ở Hong Kong. Những nơi như thế này hầu như không c̣n chỗ. Ảnh: EPA
“Tính trên foot vuông, th́ giá bất động sản cho người chết đă đắt hơn cả cho người sống”, ông Kwok Hoi Pong, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh tang lễ Hong Kong nói với tờ Guardian (Anh). “Một hốc tường đặt b́nh tro tại một nghĩa trang tư nhân ở vị trí tốt nhất có thể có giá tới 1,8 triệu đôla Hong Kong (5,3 tỉ đồng)”.
Trong khi đó một nơi địa táng b́nh dân cũng có giá từ 3-5 triệu HK$ (8,8 -14,7 tỉ đồng), mà trong các nghĩa trang chật chội ở xứ Cảng thơm cũng hiếm khi có chỗ trống. Đất là thứ bất động sản quư hiếm đến mức 90% trong số 48.000 người qua đời mỗi năm ở Hong Kong phải hỏa táng. Tuy nhiên, việc t́m được khoảng không đủ để đặt b́nh tro cốt cũng đang trở nên bất khả thi với nhiều người.
Một hốc tiêu chuẩn đặt b́nh tro ở một nhà để tro công cộng có giá chỉ 2.800 HK$, nhưng danh sách “xếp hàng” đă kéo dài tới trên 4 năm. Những người không muốn chờ đợi sẽ phải trả giá cao hơn nhiều để có được chỗ tại một nhà để tro tư nhân, với không gian không lớn hơn chiếc hộp đựng giày!
Một phụ nữ tại nhà để tro cốt trong dịp lễ Thanh Minh. Ảnh: AFP/Getty Images
Khi mẹ qua đời tháng 11 năm ngoái, Cecilia Chan, một giáo sư tại Đại học Hong Kong, đă làm thủ tục hỏa táng và rải tro cốt trong một "khu vườn tưởng nhớ", vốn được người dân địa phương gọi là cách “an táng xanh”.
Chan coi “an táng xanh” là một trong những lựa chọn thực tế nhất tại mảnh đất chật chội và đắt đỏ Hong Kong. “Theo truyền thống Trung Quốc, chúng tôi thích đặt tro cốt người thân tại các nhà để tro. Đó là nơi chúng tôi có thể bày tỏ ḷng kính trọng, cầu khẩn và nhận được những phước lành”, cô cho biết.
Lo ngại các trung tâm đặt tro cốt tư nhân sẽ lạm dụng người dân đang tuyệt vọng để lưu trữ tro cốt người thân, năm 2017 chính quyền thành phố đă uỷ quyền cho Công ty tư nhân Columbara điều hành ngành khai thác điểm lưu trữ tro cốt. Do đó, hiện nay các nhà khai thác phải nộp đơn xin lại giấy phép và đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn.
Ông Kwok Hoi Pong cho rằng chỉ một số trung tâm đặt tro cốt tư nhân sẽ đáp ứng đủ yêu cầu để có được giấy phép, và giá của các hốc đặt b́nh tro sẽ c̣n tăng tới 30%.
Betsy Ma, Giám đốc bán hàng của Sage Funeral Services, ước tính có khoảng 200.000 bộ tro cốt ở Hong Kong đang chờ “nơi an nghỉ” và trong lúc đó chúng được lưu trữ tạm tại các nhà tang lễ với mức phí tới 300-800 đô la Hồng Kông mỗi tháng.
Để đáp ứng nhu cầu, các nhà thiết kế đă nghĩ ra nhiều ư tưởng. Năm 2012, công ty tư vấn thiết kế Bread Studio đề xuất biến xây dựng một nghĩa trang nổi ở ven biển, nơi có đủ không gian cho 370.000 bộ tro cốt. Nhưng các nhà thiết kế tuần trước cho biết nghiên cứu khả thi về dự án này đang diễn ra chậm chạp và họ c̣n đang chờ quyết định từ khách hàng cũng như chuyên gia tư vấn. Một đề xuất tương tự được đưa ra năm 2016 nhằm chuyển đổi một tàu du lịch thành nhà đặt tro cốt nổi, trên đó có cả nhà hàng, khách sạn và không gian cho 48.000 chiếc b́nh.
Trong khi đó, Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm Hong Kong đă dành cả thập kỷ qua để cố gắng thúc đẩy "an táng xanh". Nhưng đó không phải là một cuộc vận động dễ dàng – việc rải tro cốt tại các khu vườn tưởng niệm hoặc trên biển xung đột với niềm tin lâu đời của người Trung Quốc về tôn kính người chết. Tuy vậy năm ngoái đă có 7.046 cuộc "an táng xanh" ở Hong Kong, chiếm gần 15% tổng số.
Chính quyền đă ra mắt một trang web chuyên về quảng bá "an táng xanh", đồng thời tăng số lượng các khu vườn tưởng niệm ở Hong Kong lên tổng số 14.
"Về lâu dài, chúng tôi hy vọng ’an táng xanh’ sẽ được xă hội chấp nhận rộng răi hơn và trở thành một cách yêu thích để xử lư tro hỏa táng", bà Florence - phát ngôn viên của Cục Y tế và Thực phẩm Hong Kong nói. Chính phủ đă và đang thực hiện các bước tích cực để mang lại sự thay đổi về tư duy và văn hóa với hy vọng cách xử lư tro cốt thân thiện và bền vững này sẽ được chấp nhận rộng răi hơn.
Một số người tin rằng chính quyền cũng nên khuyến khích người dân lưu trữ tro cốt tại nhà, tuy nhiên điều này cũng xung đột với truyền thống. Nhiều cư dân địa phương không yên tâm về việc thờ tro cốt tại nhà, v́ họ tin rằng người sống và người chết nên được tách riêng để tránh bị ma quấy nhiễu.
Trong khi đó, đối với những người muốn lưu trữ tro cốt tổ tiên tại một trung tâm đặt b́nh tro công cộng th́ đây quả là một cuộc chờ đợi trong vô vọng v́ không c̣n một chỗ trống nào nữa.
Stephanie Fung, 51 tuổi, một nhân viên văn pḥng có cha qua đời 2 năm trước cho biết: “Cha tôi không muốn tro của ḿnh bị mang rải khắp nơi. Chúng tôi đă để tạm tro cốt của cha ở nhà tang lễ suốt hơn một năm – điều đó khiến tôi có cảm giác không tôn trọng. Tôi chỉ yên ḷng khi t́m được nơi an nghỉ cho cha ḿnh".
Thất vọng với t́nh h́nh ở Hong Kong, một số người đă hướng mắt qua biên giới tới tỉnh Quảng Đông ở đại lục để t́m không gian. Nhưng các lô chôn cất vĩnh viễn ở đó cũng đă tăng giá gấp 10 lần trong thập niên qua lên khoảng 200.000 nhân dân tệ (gần 690 triệu đồng). Tương tự, một không gian thích hợp để đặt b́nh tro có thể lên tới 100.000 nhân dân tệ. Nếu t́m cách địa táng vĩnh viễn ở Macau – cách Hong Kong chỉ một chuyến phà chừng 1 tiếng, cũng phải mất tới 1 triệu HK$.
Hiện nay, chính quyền thành phố đang nỗ lực tăng nguồn cung các hốc đặt tro cốt với việc xây dựng thêm ba dự án, cung cấp tổng cộng 208.000 chỗ, dự kiến hoàn thành trong năm 2019. Các hốc đặt tro sẽ được phân bổ ngẫu nhiên thông qua bỏ phiếu máy tính - một hệ thống mà nhiều người cảm thấy không công bằng. Tuy nhiên, về lâu dài, thành phố cho biết việc phụ thuộc vào cung cấp các hốc tro cốt mới là không bền vững.
Về phần ḿnh, ông Kwok cho rằng lựa chọn duy nhất sẽ là "an táng xanh" hoặc đặt b́nh tro cốt tại nhà. “Người dân sẽ không c̣n sự lựa chọn. Thực tế là chúng ta đă hết chỗ ở Hong Kong, ngay cả đối với người chết”.
VietBF © sưu tầm