Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua hệ thống pḥng không S-400 Triumph của Nga, trong khi đă kư hợp đồng 100 chiến đấu cơ tàng h́nh tối tân thế hệ 5 F-35 của Mỹ, khiến quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, đều là thành viên của NATO, hiện đang căng thẳng lến.
Hệ thống tên lửa địa đối không S-400 "Triumph" của Nga được triển khai tại một căn cứ quân sự ở Gvardeysk, gần Kaliningrad, Nga, ngày 11/03/2019. REUTERS/Vitaly Nevar/File Photo
Theo hợp đồng trị giá khoảng 2,5 tỉ đô la được kư cuối năm 2017, Nga sẽ giao cho Thổ Nhĩ Kỳ hai hệ thống tên lửa địa đối không S-400 vào tháng 09/2019, gồm một hệ thống điều khiển và 8 bệ phóng.
Ngoài ra, hai nước sẽ hợp tác kỹ thuật, cho phép Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất tên lửa địa đối không trên lănh thổ nước này. Vào tháng 09 và 10/2019, khoảng 100 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được cử sang Nga theo một khóa đào tạo 5 tháng tại trung tâm đào tạo trực thuộc bộ Quốc Pḥng ở Gatchina, vùng Saint-Peterburg.
S-400 được coi là hệ thống pḥng không và chống tên lửa tối tân nhất của Nga, có tầm bắn hơn 400 km, có thể đạt tới mục tiêu ở độ cao 30 km, đồng thời có thể nhắm bắn các mục tiêu trên mặt đất. Giá bán cũng là một yếu tố thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 : Hệ thống tên lửa pḥng thủ của Nga có giá 800 triệu euro, rẻ hơn so với mức giá 1 tỉ euro của hệ thống Patriot của Mỹ.
S-400 có thể thu thập thông tin về F-35
Tại sao Mỹ kịch liệt phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga ? Lư do thứ nhất, theo tạp chí Air Force Times, được Sputnik trích dẫn, “hệ thống S-400 có thể được sử dụng để thu thập thông tin về sự vận hành của F-35, cũng như của các loại máy bay quân sự khác của Mỹ. Thông tin này có thể sẽ rơi vào tay người Nga”.
Ngoài ra, c̣n phải kể đến một số nguy cơ khác. Các nước thành viên NATO sử dụng liên kết dữ liệu chiến thuật, được gọi là Link 16 (L16), cho phép các máy bay quân sự, thậm chí là cả tầu thuyền và bộ binh, chia sẻ h́nh ảnh chiến thuật gần như cùng lúc với nhau.
Máy bay của NATO c̣n sử dụng hệ thống nhận dạng Bạn hoặc Thù (Identification Friend or Foe, IFF) để nhận dạng máy bay của đồng minh. V́ S-400 bán cho Ankara không được trang bị hệ thống nhận dạng Bạn hoặc Thù, nên hai hệ thống IFF và Link 16 có thể sẽ được cài vào hệ thống S-400 để chiến đấu cơ F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ bay qua được các vùng mà S-400 phủ sóng, thông qua máy phát-đáp.
Theo một cựu chuyên gia về radar và vũ khí, giải thích với tạp chí Air Force Times, “điều này có nguy cơ gây hại cho tất cả thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật Link 16 và IFF. Nếu một chiến đấu cơ F-35 bay gần hệ thống S-400, theo thời gian, người ta có thể thu thập được đặc tính tàng h́nh nhạy cảm của chiếc F-35 đó và biết được nhiều hơn về tính năng tàng h́nh của máy bay này”.
Vị chuyên gia này giải thích thêm : “Ngay cả việc sử dụng những chiếc F-35 của không quân Mỹ từ căn cứ Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng có thể gặp khó khăn, nếu một hệ thống S-400 được triển khai gần đó”.
Tướng Curtis Scaparrotti, tư lệnh tối cao các lực lượng liên quân ở châu Âu (SACEUR), tại phiên điều trần ngày 04/03 trước Thượng Viện Mỹ, khuyến cáo “nên tránh khai thác chung F-35 với một đồng minh sử dụng hệ thống của Nga, đặc biệt là hệ thống pḥng không có thể có kỹ năng công nghệ tiên tiến nhất”.
C̣n theo nhận định của David Deptula, một vị tướng không lực Mỹ đă nghỉ hưu, đưa S-400 vào hệ thống pḥng không của Thổ Nhĩ Kỳ vô h́nh chung sẽ dẫn đến “chuyển giao công nghệ”.
Thổ Nhĩ Kỳ lĩnh “hậu quả nghiêm trọng” nếu mua S-400 của Nga
Lời đe dọa được phát ngôn viên Lầu Năm Góc Charles Summers đưa ra ngày 08/03. Thực ra đằng sau lời cảnh báo trên là lo ngại về bí mật chế tạo F-35 của tập đoàn Lockheed Martin có nguy cơ rơi vào tay của Matxcơva.
Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ư định mua hệ thống S-400 của Nga, Hoa Kỳ đă lên tiếng cảnh báo và gây sức ép để Ankara từ bỏ ư định. Tháng 06/2018, hai chiếc F-35A đầu tiên được bàn giao cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Fort Worth (bang Texas), theo hợp đồng cung cấp 100 chiếc. Tuy nhiên, cả hai phi cơ này vẫn chưa được phép rời khỏi lănh thổ Mỹ. Một số quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đang được huấn luyện ở căn cứ Luke, bang Arizona.
Để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hợp đồng với Nga, Mỹ đă đề xuất bán hệ thống pḥng thủ Patriot PAC-3 trị giá 3,5 tỉ đô la với một số điều khoản thuận lợi như chuyển giao công nghệ và đồng sản xuất. Tuy nhiên, đối với tổng thống Erdogan, hồ sơ mua vũ khí đă chốt, thậm chí phát biểu trên truyền h́nh ngày 06/03, ông cho biết “có thể sẽ đàm phán về S-500” với Nga. C̣n ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, trong buổi họp báo chung với đồng nhiệm Nga ngày 29/03, đă nhấn mạnh : “Hợp đồng với Nga đă được kư kết và có hiệu lực. Bất kỳ nước thứ ba nào phản đối đều là đi ngược với luật pháp quốc tế”.
Trước thái độ kiên quyết của chính quyền Ankara bảo vệ hợp đồng đă kư với Matxcơva và nguy cơ công nghệ F-35 có thể bị rơi vào tay Nga, Washington buộc phải cứng rắn hơn.
Đầu tháng 04/2019, các thượng nghị sĩ Mỹ, cả Cộng Ḥa lẫn Dân Chủ, đă đệ tŕnh một dự luật ngăn chặn việc bàn giao mọi chiến đấu cơ F-35 cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào chính quyền của tổng thống Trump chưa có được cam kết Ankara không mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga. Mọi hoạt động liên quan đến việc thiết lập khả năng hoạt động của chiến đấu cơ F-35 tại Thổ Nhĩ Kỳ đă bị Washington đ́nh chỉ.
Tất nhiên Thổ Nhĩ Kỳ có thể cho rằng Lầu Năm Góc vi phạm hợp đồng, nhưng phía Mỹ cũng có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt Ankara theo đạo luật CAATSA (Countering America’s Adversares Through Sanctions Act) nhắm vào các thực thể kư hợp đồng với ngành công nghiệp vũ khí Nga.
Ngoài hợp đồng mua chiến đấu cơ F-35, Thổ Nhĩ Kỳ c̣n là một trong số những đối tác cấp độ 3 của chương tŕnh chế tạo F-35. Khoảng 12 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chương tŕnh và cung cấp 800 linh kiện cho chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin của Reuters, nếu v́ bất đồng với Mỹ mà Ankara “rút khỏi dây chuyền cung cấp”, điều này “chắc chắn sẽ làm chậm quá tŕnh sản xuất và bàn giao” nhưng sẽ không ảnh hưởng tới tiến triển của chương tŕnh hoặc làm tăng chi phí, v́ Mỹ dễ dàng t́m được những phụ thầu khác thay thế.
Một biện pháp cảnh cáo khác của Mỹ là vào ngày 04/03, chính quyền Trump đă quyết định chấm dứt các thỏa thuận ưu đăi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ (chương tŕnh SGP). Theo chương tŕnh trên, các nhà công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ được ưu tiên thâm nhập thị trường Mỹ nhờ được miễn thuế hải quan. Lư do được Nhà Trắng đưa ra là “trong suốt bốn thập kỷ rưỡi, Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng quy chế SGP dành cho các nước đang phát triển, nay nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đă phát triển và đa dạng hóa”.
Là thành viên có quân số lớn thứ hai trong khối NATO, phải chăng Ankara đang dần tách khỏi tổ chức này để xích lại gần hơn với Matxcơva ? Ngoài lư do kinh tế, mua S-400 của Nga là một hành động thiện chí của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga, một đối tác chiến lược, một nhân tố quan trọng trong việc giải quyết hồ sơ Syria.