Nước cờ “chưa từng có tiền lệ” ngoài việc gây sức ép tối đa lên Iran, c̣n đe dọa làm phức tạp thêm t́nh h́nh Trung Đông trong thời gian tới. Đó là ngày 8-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đă liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách tổ chức khủng bố.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) duyệt binh. Ảnh: Economic
IRGC là ai?
IRGC đă phát triển từ Lực lượng An ninh Nội địa bán quân sự có nguồn gốc từ Cách mạng Hồi giáo 1979 thành một lực lượng xuyên quốc gia, hỗ trợ các đồng minh của Tehran ở Trung Đông, từ Syria và Liban đến Iraq. Lực lượng này chỉ tuân theo sự chỉ huy của lănh tụ tối cao Iran, hoạt động độc lập với quân đội chính quy và có các lợi ích kinh tế rộng lớn trên khắp cả nước.
Cụ thể, IRGC được thành lập theo lệnh của Imam Khomeini, người sáng lập quá cố của Cộng ḥa Hồi giáo Iran, ngay sau cuộc Cách mạng năm 1979 nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và đảm bảo an ninh trong nước. Nhóm này là một nhánh của Lực lượng Vũ trang Iran, đóng vai tṛ chính bảo vệ đất nước trong cuộc chiến tranh 1980-1988 với Iraq.
IRGC hiện có khoảng 125.000 binh sĩ, bao gồm cả lực lượng lục quân, không quân, hải quân. Trong khi Quân đội Iran chịu trách nhiệm chính là bảo vệ biên giới và duy tŕ trật tự trong nội bộ quốc gia Iran, th́ IRGC hoạt động với mục đích bảo hộ cho hệ thống Cộng ḥa Hồi giáo Iran, ngăn chặn sự can thiệp từ nước ngoài, đảo chính quân sự hoặc bất ổn định từ các phong trào bất đồng chính kiến. IRGC đồng thời làm nhiệm vụ hỗ trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cứu trợ.
“Danh sách khủng bố” của Mỹ
Mỹ hiện có 4 loại “danh sách khủng bố” để định danh các cá nhân, tổ chức và các nước mà Mỹ cho là liên quan đến hoạt động khủng bố.
Mỹ đă định danh Iran là “Nhà nước tài trợ khủng bố” vào năm 1984. Năm 2007, Mỹ lại gắn mác cho lực lượng Quds - tổ chức điều khiển các hoạt động của IRGC ở nước ngoài - là “kẻ khủng bố toàn cầu được định danh đặc biệt” theo Sắc lệnh 13224. Năm 2017, Mỹ lại định danh IRGC cũng là “kẻ khủng bố toàn cầu được định danh đặc biệt” theo “Đạo luật Chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt”.
Việc định danh “tổ chức khủng bố nước ngoài” của Mỹ, hạng mục duy nhất dành cho “Một tổ chức”, trước đây chỉ áp dụng với những tổ chức phi Nhà nước, ví dụ như al-Qaeda, Hezbollah và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Columbia. Chính v́ vậy, việc Mỹ định danh lực lượng IRGC là “tổ chức khủng bố” vào ngày 8-4 vừa qua là lần đầu tiên Mỹ gắn mác cho một nhánh quân đội nước ngoài là tổ chức khủng bố.
Trước đây, Mỹ luôn tránh những hành động như vậy v́ Mỹ không muốn tạo ra tiền lệ chống lại chính ḿnh. Với việc chỉ định danh “tổ chức khủng bố” đối với các tổ chức phi Nhà nước, phi quốc gia, Mỹ đă tránh phải lao vào tranh căi một vấn đề rất gai góc, đó là “Những hành động như thế nào của một Nhà nước th́ có thể bị đưa ra định danh là tổ chức khủng bố”. Thế nhưng giờ đây, chính Mỹ đă phá vỡ điều cấm kỵ đó và các nước khác có thể cũng nhanh chóng đưa ra các định danh khủng bố tương tự đối với các nước có quan hệ thù địch với ḿnh.
Mũi tên trúng nhiều đích
Có thể thấy, với việc liệt IRGC vào danh sách tổ chức khủng bố, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang quyết tâm siết chặt “gọng ḱm” đối với quốc gia Trung Đông này nhằm phá vỡ các kênh hợp tác giữa các nước với Tehran. Mọi cố gắng của Nga, Trung Quốc hay châu Âu nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong khu vực thông qua con đường ngoại giao sẽ vô cùng khó khăn, bởi Iran giờ là một đối tác không thể thiếu, nhưng các nước cũng không thể đối thoại v́ như thế, họ sẽ bị cáo buộc là hợp tác với khủng bố.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Mỹ liệt IRGC là “lực lượng khủng bố” sẽ cho phép Mỹ siết chặt hơn các biện pháp trừng phạt đối với Iran, như từ chối nhập cảnh những đối tượng được cho là đă hỗ trợ vật chất cho IRGC, hoặc truy tố họ vi phạm lệnh trừng phạt. Quyết định trên của Mỹ cũng có thể khiến các công ty và doanh nhân châu Âu, châu Á đang hợp tác với những tổ chức hoặc cá nhân có liên hệ với IRGC bị ảnh hưởng.
Quyết định của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc nguồn kinh tế-tài chính của Iran bị thắt chặt. Tehran đă phải vật lộn v́ các biện pháp trừng phạt kinh tế, tài chính do Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành từ khi ông quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân. Sau động thái vừa qua của Mỹ, từ nay Iran sẽ suy yếu thêm. Các công ty nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Iran bắt buộc phải hợp tác với IRGC, giờ đây nếu làm vậy sẽ bị cáo buộc hợp tác với khủng bố.
Thời điểm Mỹ công bố quyết định liệt IRGC vào danh sách tổ chức khủng bố trùng với thời điểm cuộc bầu cử ở Israel đang diễn ra. Nếu dựa theo lời “cảm ơn” của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu th́ có thể suy đoán Tổng thống Donald Trump muốn gián tiếp giúp người bạn Benjamin Netanyahu có điều kiện thuận lợi để thắng cử. Trên thực tế, điều này có ư nghĩa hơn nhiều so với sức ép của Chính phủ Mỹ lên IRGC. Lực lượng này và các nhánh quân sự như Basij, Quds Force và Aerospace Force đều đă hứng chịu rất nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ, nên việc Mỹ bồi thêm cú đánh này không ảnh hưởng nhiều đến kinh nghiệm t́m nguồn tài tài trợ và chuyển tiền hỗ trợ cho các đồng minh của tổ chức này.
Hiệu ứng Boomerang
Ở chiều ngược lại, theo giới phân tích, động thái trên của Mỹ có thể sẽ phá vỡ các liên kết kinh tế và ngoại giao của Mỹ trên toàn cầu và làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Giới truyền thông Mỹ lo ngại động thái đó của Mỹ có nguy cơ dẫn đến sự trả đũa từ Iran và các lực lượng Hồi giáo ḍng Shi’ite ở các quốc gia Trung Đông, đồng thời sẽ tiếp tục làm leo thang căng thẳng trong các cuộc đối đầu ở khu vực và làm phức tạp nhiệm vụ của các lực lượng quân sự và giới ngoại giao Mỹ trong khu vực. Bởi lâu nay Mỹ vẫn phải liên kết với các Chính phủ vốn có mối liên hệ mật thiết với Iran (như Iraq hay Liban) và thậm chí với chính Iran về một nhóm các vấn đề nhạy cảm tại khu vực Trung Đông.
Thực tế hiện nay, IRGC c̣n được cho là đang ở cùng chiến tuyến với Mỹ trên một số mặt trận như: Đối đầu với Taliban tại Afghanistan, hay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq. Do đó, truyền thông Mỹ lo ngại rằng động thái liệt IRGC là “tổ chức khủng bố” của Tổng thống Donald Trump sẽ gây khó khăn cho các nhà ngoại giao, sĩ quan Quân đội Mỹ trong việc phối hợp với các đồng minh ở khu vực Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố. Ngoài ra, các quan chức t́nh báo và quốc pḥng của Mỹ cũng có thể bị các quốc gia khác áp đặt lệnh trừng phạt tương tự như Mỹ đă từng làm. Rốt cục, căng thẳng trong khu vực sẽ leo thang và đối tượng lĩnh hậu quả đầu tiên chính là binh sĩ Mỹ.
VietBF © sưu tầm