Ông chủ WikiLeaks ẩn náu trong đại sứ quán Ecuador ở Anh suốt 7 năm trời. Ông có những hành động thách thức chính phủ Ecuador. Do đó, mối quan hệ này ngày càng xa cách.
Julian Assange bên trong đại sứ quán Ecuador hồi năm 2016. Ảnh: AFP.
Cảnh tượng Julian Assange với bộ râu rậm và khuôn mặt hốc hác, chống cự quyết liệt khi bị cảnh sát London bắt ngày 11/4 đă chấm dứt 7 năm ông chủ WikiLeaks lẩn trốn tại đại sứ quán Ecuador ở Anh.
Assange, 47 tuổi, lâu nay vẫn tự nhận ḿnh là người hùng có công tiết lộ những bí mật động trời trên toàn thế giới. Trang WikiLeaks mà ông thành lập đă công bố những liên lạc bên trong chính phủ Mỹ và hàng loạt email do t́nh báo Nga thu thập dường như nhằm mục đích phá hoại chiến dịch tranh cử năm 2016 của ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Dù bị Anh bắt với cáo buộc không ra tŕnh diện trước ṭa, Assange lập tức bị buộc tội tại Mỹ v́ âm mưu tấn công mạng hệ thống máy tính chính phủ.
Với những người ủng hộ, Assange là "nhà vô địch" bảo vệ tự do ngôn luận. Với chính phủ Mỹ, ông là một kẻ bất chấp các quy tắc xă hội, "tay sai" của Điện Kremlin. Với chính phủ Ecuador, Assange từ lâu đă bị coi là một vị khách không mời.
Tại trụ sở đại sứ quán Ecuador ở London, Assange vẫn tiếp tục điều hành WikiLeaks, tổ chức các cuộc họp báo trước hàng trăm người mến mộ đứng dưới ban công ngước nh́n lên phía ông, trượt ván trong hội trường lớn và tiếp đón vô số vị khách như nữ ca sĩ nổi tiếng Lady Gaga hay Palema Anderson, nữ diễn viên bị đồn là người t́nh của Assange, thường xuyên mua sandwich chay cho ông.
Hôm qua, trên mạng xă hội Twitter, Anderson lên án gay gắt vụ bắt Assange, gọi chính phủ Mỹ và Anh là "những kẻ xấu xa, dối trá và lừa lọc".
Qua các cuộc phỏng vấn hồi năm 2016, Assange phủ nhận liên quan tới t́nh báo Nga, đặc biệt trong vụ email của đảng Dân chủ bị ṛ rỉ. Ông khẳng định không có "bằng chứng rơ ràng" cho thấy những tài liệu WikiLeaks công bố được lấy từ các cơ quan t́nh báo.
Văn pḥng của Assange ở đại sứ quán Ecuador tại London khá đầy đủ tiện nghi, có giường ngủ, đèn tử ngoại, điện thoại, máy tính, bếp nhỏ, buồng tắm, máy chạy bộ và giá sách. Song Vaughan Smith, người ủng hộ Assange lâu năm, miêu tả đại sứ quán Ecuador tại Anh là nơi khá nhỏ bé, nóng và ngột ngạt. "Thật khó khăn cho bất kỳ ai sống ở đây", Smith nhận xét.
Nhưng từ nơi này, Assange nhiều năm qua đă tiếp không ít người ngưỡng mộ ông và cả những người ṭ ṃ, trong đó có ngôi sao bóng đá Eric Cantona và Nigel Farage, người dẫn chương tŕnh phát thanh, cựu lănh đạo đảng Độc lập Anh.
Dù vậy, sự cô đơn vẫn đeo bám ông, đặc biệt vào những dịp cuối tuần khi đại sứ quán trống rỗng và Assange không thể ra ngoài, một người bạn của Assange cho hay.
Ngay cả bạn bè cũng mô tả Assange là một người khó tính, tự ái cao, luôn làm quá về tầm quan trọng của ḿnh, đồng thời không quan tâm tới những vấn đề "trần tục" như vệ sinh cá nhân.
Assange trở nên chán nản v́ không thể ra ngoài. Mặt khác, mối quan hệ giữa ông với chủ nhà Ecuador ngày càng xa cách, thậm chí trở nên căng thẳng.
Hồi năm 2014, Đại sứ Ecuador tại Anh Juan Falconí Puig đă viết một bức thư gửi tới Bộ Ngoại giao Anh, kể về mối bất ḥa ngày càng tăng giữa các nhân viên ngoại giao với Assange, xuất phát từ những hành động của ông.
Một trong những mối lo lắng hàng đầu của Falconí là về việc Assange thường xuyên trượt ván và chơi bóng đá với các vị khách, gây hư hại cho cơ sở vật chất, trang thiết bị tại đại sứ quán.
Khi một nhân viên an ninh sứ quán nh́n thấy Assange đá bóng và thu trái bóng, Assange bắt đầu "kéo áo, lăng mạ và xô đẩy người nhân viên", sau đó "ném mạnh quả bóng về phía anh ta", Đại sứ Falconí viết.
Assange c̣n mời một phóng viên truyền h́nh đến sứ quán và đưa người này tới những nơi không được phép tiếp cận bên trong ṭa nhà. Có lúc, Assange c̣n dùng hệ thống báo động trên loa phóng thanh để "đánh động cảnh sát" và ghi h́nh họ.
"Hành động cuối cùng này, vào giữa đêm, rơ ràng nhằm khiến cảnh sát tức giận", đại sứ Falconí cho hay.
Một lần khác, Assange "đấm mạnh vào cửa pḥng điều hành của sứ quán", yêu cầu một nhân viên bảo vệ ra gặp ông ta bằng "thái độ đe dọa". Khi bảo vệ ra gặp, Assange chửi mắng, xô đẩy và lăng mạ họ.
Việc Assange hiện diện quá lâu ở đại sứ quán đă trở thành gánh nặng đối với chính phủ Ecuador. Thông qua một video, Tổng thống Ecuador Lenin Moreno, người đắc cử vào năm 2017, đă giải thích về quyết định mời cảnh sát đến bắt Assange.
Ông nhấn mạnh việc Ecuador hủy cơ chế tị nạn đối với Assange là "quyết định mang tính chủ quyền" sau khi ông này "liên tiếp vi phạm các quy tắc thường nhật và thông lệ quốc tế".
Tổng thống Moreno cho biết Assange đă cài đặt "những thiết bị điện tử và làm nhiễu" bị cấm, tiếp cận các tài liệu an ninh của sứ quán khi không được phép, chặn camera an ninh trong sứ quán, đồng thời đối xử không đúng mực với nhân viên tại đây, bao gồm cả các bảo vệ.
Những người ủng hộ Assange năm ngoái biểu t́nh bên ngoài phủ tổng thống Ecuador ở Quito, yêu cầu cấp quyền công dân cho ông. Ảnh: Reuters.
Tháng ba năm ngoái, chính phủ Ecuador cắt truy cập Internet của Assange với lư do ông vi phạm thỏa thuận ngừng b́nh luận hay cố t́nh tác động tới t́nh h́nh chính trị tại quốc gia khác. Ecuador cũng hạn chế khách tới gặp Assange, yêu cầu ông phải tự dọn dẹp nhà vệ sinh, đồng thời trông coi cẩn thận hơn con mèo của ḿnh. Tháng 10, Assange kiện chính phủ Ecuador xâm phạm các quyền lợi của ông và đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Assange đều bị khước từ.
Một tài liệu bị ṛ rỉ hồi tháng trước có liên quan tới Tổng thống Moreno tiếp tục khiến chính quyền Ecuador thêm phần giận dữ bởi họ cho rằng WikiLeaks chính là tác giả.
Các trang tài liệu, được đăng đầu tiên bởi một trang tin độc lập Ecuador, đă mô tả cuộc sống xa hoa của Tổng thống Moreno và gia đ́nh với những bữa ăn đắt tiền, đồng hồ hàng hiệu hay những chuyến du lịch ṿng quanh thế giới. Chúng c̣n gồm cả những tin nhắn mà phu nhân Tổng thống Ecuador khoe với bạn bè về chuyến nghỉ dưỡng của gia đ́nh tại Thụy Sĩ và New York cùng các bức ảnh riêng tư về Tổng thống Moreno, trong đó có một bức ông nằm trên giường khách sạn bên cạnh bữa tối tôm hùm. WikiLeaks phủ nhận việc họ tung ra những tài liệu kể trên song vẫn đăng lại chúng bằng tài khoản Twitter.
Vài ngày sau, Moreno cho biết Assange đă "liên tục vi phạm" quy chế tị nạn, đồng thời nhấn mạnh ông không được phép "hack các tài khoản cá nhân và điện thoại".
"Cuối cùng, hai ngày trước, WikiLeaks, tổ chức có liên hệ với Assange, đă đe dọa chính phủ Ecuador. Chính phủ của tôi không có ǵ phải sợ và không hành động v́ bị đe dọa", Tổng thống Moreno tuyên bố trong thông báo về việc hủy cơ chế tị nạn với Assange. Ông dường như đề cập tới một nỗ lực của WikiLeaks nhằm tiết lộ mức độ Assange bị giám sát bên trong sứ quán Ecuador.
Cảnh sát Anh tới đại sứ quán Ecuador vào khoảng 9h15 ngày 11/4. Trong lúc được đưa ra ngoài, Assange chống cự quyết liệt nên cảnh sát phải c̣ng tay ông. "Điều này là không đúng luật, tôi sẽ không rời đi", Assange nói, theo tài liệu từ ṭa án Westminster Magistrates, nơi ông chủ WikiLeaks sau đó tới tŕnh diện.
Bên ngoài ṭa án, hàng trăm camera hướng về phía sảnh chính và một nhóm người biểu t́nh đang hô vang khẩu hiệu "Trả tự do, tự do, tự do cho Assange".
Khi Assange ngồi xuống ghế tại ṭa, một người ủng hộ giơ ngón tay cái về phía ông. Trong lúc chờ luật sư, Assange đọc sách. Ông giơ cuốn sách trước truyền thông: "Lịch sử An ninh quốc gia" của tác giả Gore Vidal.
Assange trong xe cảnh sát sau khi bị cảnh sát Anh bắt ngày 11/4.