Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Mỹ USS Nautilus cũng là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới đă châm ng̣i cho cuộc chạy đua trong ḷng biển giữa Mỹ và Liên Xô.
USS Nautilus tiến vào cảng New York sau một chiến dịch năm 1958. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ năm 1948 thành lập Binh chủng Năng lượng Hạt nhân, bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực động cơ tàu ngầm quân sự. Binh chủng do Đô đốc Hyman Rickover đứng đầu này có nhiệm vụ giám sát quá tŕnh đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên USS Nautilus.
Thời kỳ đó, việc đưa ḷ phản ứng hạt nhân lên tàu ngầm được coi là một quyết định rất mạo hiểm, v́ một sai sót rất nhỏ có thể biến cả con tàu thành một quả bom nguyên tử khổng lồ. Tuy nhiên, những ưu điểm của động cơ hạt nhân trên tàu ngầm trong những hải tŕnh dài khiến hải quân Mỹ chấp nhận mạo hiểm.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ giúp hải quân Mỹ giảm bớt số lượng lớn tàu tiếp liệu trên biển, giảm nhu cầu hậu cần trên biển của các hạm đội. Tàu ngầm hạt nhân có phạm vi tác chiến gần như không giới hạn, tốc độ nhanh hơn, hoạt động dễ dàng hơn tàu chạy động cơ diesel.
USS Nautilus (SSN 571) được hăng General Dynamics khởi đóng ngày 14/6/1952 và hạ thủy ngày 21/1/1954 và được biên chế vào hải quân Mỹ ngày 30/9 năm đó. Tàu dài 97,2 m, hơn 25 m so với các tàu diesel - điện lớp Tang được đóng trước đó.
Tàu có lượng giăn nước 4.000 tấn khi lặn (gấp đôi lớp Tang), trang bị ḷ phản ứng hạt nhân S2W tạo ra công suất 13.400 mă lực, tốc độ tối đa gần 43 km/h, phạm vi tác chiến không giới hạn, thủ thủ đoàn 105 người.
Có một đặc điểm thú vị ở USS Nautilus là mặc dù các trang thiết bị bên trong tàu được Mỹ sản xuất, thân vỏ lại kế thừa công nghệ của Đức. Thời kỳ đó, Mỹ không thiết kế tàu ngầm có thân vỏ h́nh giọt nước (thiết kế này vẫn được áp dụng cho tàu ngầm đến ngày nay) và thân vỏ của USS Nautilus được đóng tương tự tàu ngầm diesel - điện lớp Type XXI được phát xít Đức chế tạo trong giai đoạn cuối Thế chiến II. Type XXI được đánh giá là thiết kế tàu ngầm hiệu quả nhất thời đó và là cơ sở cho thiết kế tàu ngầm thời hậu thế chiến của nhiều nước, như lớp Whiskey của Liên Xô hay lớp Porpoise của Anh.
Dù đă được đưa vào biên chế hải quân Mỹ, USS Nautilus đến cuối năm 1954 mới bắt đầu khởi động động cơ hạt nhân của ḿnh và ra khơi lần đầu vào ngày 17/1/1955, chính thức đánh dấu kỷ nguyên hạt nhân của hải quân Mỹ.
Trong những năm phục vụ, USS Nautilus đă phá vỡ nhiều kỷ lục hải tŕnh của tàu ngầm, trong đó có chuyến lặn từ New London, Connecticut tới Puerto Rico dài 2.222 km trong 90 giờ liên tục.
H́nh ảnh phục dựng bên trong khoang điều khiển của tàu ngầm USS Nautilus. Ảnh: US Navy.
Chính phủ Mỹ năm 1958 quyết định đưa USS Nautilus thực hiện chuyến đi táo bạo nhất thời điểm đó, trở thành tàu ngầm đầu tiên tiếp cận khu vực Bắc Cực. Có 116 người trên tàu trong chuyến đi lịch sử này, dưới sự chỉ huy của hạm trưởng William R. Anderson. Vào ngày 23/7/1958, tàu rời Trân Châu Cảng đến Alaska rồi đi ngang qua Bắc Cực mà không dừng lại, sau đó nổi lên ở vùng biển Greenland. Ngày 7/8/1958, tàu đến Iceland, kết thúc hành tŕnh lịch sử.
Không chỉ thiết lập một kỷ lục mới, chuyến đi xuyên Bắc Cực của USS Nautilus được coi là một "lời đáp" của Mỹ sau sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong lịch sử vào ngày 4/10/1957, đồng thời gửi một tín hiệu quan trọng đối với Moskva rằng Washington đă có thể tiếp cận những khu vực gần Liên Xô mà không bị phát hiện.
Chuyến đi xuyên Bắc Cực của USS Nautilus chỉ được Liên Xô và thế giới biết đến vài ngày sau đó, châm ng̣i cho cuộc chạy đua chế tạo tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ngay trong mùa hè năm 1958, Liên Xô hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên K-3 "Leninskiy Komsomol" thuộc Đề án 627 (NATO định danh là November) và biên chế vào hải quân ngày 4/7/1958. K-3 thực hiện hải tŕnh đầu tiên tới được Bắc Cực vào tháng 7/1962, "chậm chân" hơn 4 năm so với Mỹ.
Tổng cộng 14 chiếc tàu ngầm hạt nhân thuộc Đề án 627 đă được Liên Xô sản xuất với tốc độ chóng mặt trong giai đoạn 1957-1963. Tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô được đánh giá có nhiều điểm vượt trội so với USS Nautilus, khiến cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc càng trở nên căng thẳng.
USS Nautilus được kéo qua kênh đào Panama để đưa về Groton làm tàu bảo tàng năm 1985. Ảnh: USSNautilus.org.
USS Nautilus phục vụ hải quân Mỹ suốt 25 năm với tổng cộng 2.507 lần lặn và hơn 820.000 km hành tŕnh mà không gặp bất cứ một sự cố nào. Nó đă chứng minh rằng những con tàu sử dụng năng lượng hạt nhân rất an toàn và hiệu quả, mở đường cho hải quân Mỹ xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân hùng hậu.
Sau khi bị loại biên vào năm 1980, USS Nautilus được vinh danh là biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ. Từ năm 1986, tàu ngầm hạt nhân này được trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng tàu ngầm Mỹ ở Groton, Connecticut.
VietBF © sưu tầm