Hôm nay 10/4, Tân hoa xă tuyên bố: “Đông Phương 13-2 CEPB’, nền tảng sản xuất và chế biến dầu ngoài khơi lớn thứ hai ở Trung Quốc, đă được hoàn thành để vận chuyển tại cảng Gaolan ở thành phố Chu Hải, phía Nam tỉnh Quảng Đông và sẽ được chuyển đến Vịnh Yinggehai (Vịnh Bắc bộ) của Biển Đông.
Giàn khoan lớn thứ hai
THX cũng chính là địa chỉ đă tung tin về cuộc xâm lấn Biển Đông của giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014.
Theo THX, giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB được xây dựng bởi Chu Hải COOEC (Công ty kỹ thuật dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc) – Fluor Heavy Industries Co. Ltd. Đây “là một nền tảng xử lư dầu khí toàn diện”.
Một giàn khoan Trung Quốc gần tỉnh Sơn Đông. H́nh minh họa. (AFP)
Trọng lượng nổi của giàn khoan là 17.247 tấn, tương đương với trọng lượng của 10.000 chiếc xe thông thường và bao phủ một khu vực bằng một sân bóng đá.
“Là nền tảng trung tâm của nhóm khí đốt Đông Phương 13-2 của Trung Quốc, nền tảng này dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 6”, THX cho biết.
“Nền tảng này sẽ cải thiện đáng kể năng lực sản xuất khí đốt tự nhiên của nhóm lĩnh vực khí đốt, với sản lượng khí đốt tự nhiên hàng năm ước tính là 2,6 tỷ mét khối, sẽ cung cấp đủ năng lượng sạch cho Khu vực Vịnh Quảng Đông-Hồng Kông-Macao”, THX nói thêm.
Sát đường phân định Vịnh Bắc bộ
Trước khi triển khai giàn khoan Đông Phương 13-2 tới chỗ khai thác, Trung Quốc đă chuẩn bị công tác hậu cần khá kỹ lưỡng để sẵn sàng vận chuyển sản phẩm khai thác vào bờ.
Khí và dầu từ giàn khoan sẽ được vận chuyển lên bờ bằng bốn đường ống ngầm dưới biển với tổng chiều dài 223,8km. Trong số đó, đường ống dài nhất lên đến 195km, nó cũng đường ống ngầm dài nhất được Trung Quốc đặt ngoài khơi cho đến nay.
Việc đặt đường ống ngầm cho dự án bắt đầu vào tháng 9/2017 bằng cách sử dụng tàu lắp ống nước sâu Offroad Oil 201, đây là tàu lắp ống nước sâu đầu tiên của Trung Quốc. Nó có tốc độ đặt ống trong một ngày lên tới 4,02km và có thể hoạt động dưới độ sâu 3.000m.
Việc lắp đặt cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án đă được hoàn thành vào tháng 10 năm ngoái. Tổng cộng có 23 cấu trúc ngầm được lắp đặt cho dự án.
Điều đặc biệt, Offshore-Technology tiết lộ giàn khoan Đông Phương 13-2 có vị trí cách thành phố Đông Phương (cực Tây đảo Hải Nam) 130km về phía Tây. Theo khoảng cách trên nền tảng của Google Map, thành phố Đông Phương cách Quất Lâm (Nam Định) 269km.
Từ đó có thể thấy rằng vị trí của giàn khoan Dongfang 13-2 sẽ rất sát với đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa nước ta và Trung Quốc.
Tái diễn vụ Hải Dương 981?
Từ năm 2014, Trung Quốc đă sử dụng chiến thuật cho giàn khoan vào biển Đông để “thử” sự phản kháng của Việt Nam. Tháng 5/2014, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đă lần đầu tiên tấn công vào Biển Đông, chen lấn vào vùng lănh hải của nước ta.
Biến cố Hải Dương 981 đă kéo dài suốt vài tháng và gây ra một cơn chấn động lớn trong đời sống chính trị-xă hội của Việt Nam.
Bản đồ di chuyển của Đông Phương 13-2 tính đến ngày 10/4/2019. (Ảnh Facebook)
Đến năm 2015, giàn khoan Hải Dương 981 lại hiện h́nh một lần nữa. Ngày 6/5/2015, website của Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải thông báo về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông.
Hoạt động này là đáng được chú ư, dù khi đó Hải Dương 981 vẫn nằm ngoài vùng lănh hải Việt Nam.
Liệu sự kiện Đông Phương 13-2 CEPB năm 2019 có tái diễn vụ Hải Dương 981 năm 2014?
Một điểm đáng chú ư là Hải Dương 981 vào năm 2014 chỉ làm nhiệm vụ “thăm ḍ”, c̣n Đông Phương 13-2, theo tuyên bố của THX, làm nhiệm vụ “khai thác”.
VietBF @ sưu tầm