Lầu Năm Góc trách ông Trump không mạnh tay với Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi v́ họ hy vọng rằng sức ép từ Tổng thống Trump có thể giết chết thỏa thuận S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng thực tế lại ngược lại...
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tỏ quyết tâm theo đuổi thương vụ hệ thống pḥng không S-400 với Nga tới cùng, một số quan chức trong Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng Mỹ đă đổ lỗi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump không đưa ra tối hậu thư cứng rắn đủ sức ngăn Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ này, một số nguồn thạo tin nói với kênh ABC News ngày 8-4.
Hệ thống pḥng thủ tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: REUTERS
Theo nguồn tin, trong nhiều tháng qua, một số quan chức cấp cao của Mỹ gồm Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo và quyền Bộ trưởng Quốc pḥng Patrick Shanahan nhiều lần lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không chọn mua hệ thống tên lửa của Nga với lư do không tương thích với hệ thống pḥng thủ của NATO. Các quan chức trên lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO, sẽ mua hệ thống của Nga thay v́ lá chắn tên lửa Patriot của Mỹ.
Kể từ khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đích thân xúc tiến đàm phán với phía Nga về thỏa thuận, giới chức Mỹ hy vọng rằng sức ép từ Tổng thống Trump có thể giết chết thỏa thuận.
Tuy nhiên ngày 22-2, trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lănh đạo Mỹ-Thổ, Tổng thống Erdogan đă gạt đi những đe dọa của Tổng thống Trump, chỉ trích Quốc hội Mỹ “vi phạm hiến pháp” liên quan tới quyền tối cao của Tổng thống Trump khi ban hành hàng loạt lệnh trừng phạt với Ankara chiếu theo "Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua lệnh trừng phạt" (CAATSA) liên quan tới thương vụ mua S-400 của Nga.
Ông Trump phản hồi qua điện thoại rằng ông sẽ thảo luận với Quốc hội Mỹ và không nhắc tới vấn đề này thêm với ông Erdogan, theo nguồn tin.
Nhà Trắng hiện chưa b́nh luận về thông tin đăng trên ABC News.
Hệ thống pḥng không Patriot của Mỹ. Ảnh: UPI
Trước thềm diễn ra cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Erdogan, các nguồn tin nói với ABC News rằng các quan chức cả Bộ Ngoại giao Mỹ lẫn Lầu Năm Góc đă chuẩn bị cho cuộc điện đàm này.
Ông Pompeo và ông Shanahan trước đó cũng đă trao đổi với ông Erdogan nhưng không có tiến triển thực sự.
“Đó là lư do v́ sao ông Trump có vai tṛ quan trọng trong chuyện này. Bởi v́ ông Erdogan không lắng nghe các quan chức của Mỹ mà ông đă gặp”, một quan chức nắm rơ t́nh h́nh cho hay.
Thông tin lẫn lộn
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuần trước bóng gió chính phủ Mỹ đưa ra thông tin lẫn lộn khi ông cho hay trong cuộc điện đàm hôm 22-2, Tổng thống Trump đă hứa với Tổng thống Erdogan rằng ông “sẽ chú ư vấn đề này”.
Các quan chức Mỹ đă cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ sẽ hủy bàn giao 100 tiêm kích tàng h́nh F-35 do Mỹ sản xuất cho Ankara, nhưng theo lời ông Cavusoglu, Thổ Nhĩ Kỳ không lo ngại lắm bởi đă có sự đảm bảo từ Tổng thống Trump.
“Các tuyên bố khác nhau đến từ các cơ quan khác nhau của Mỹ…” – người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói tại sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 3-4.
“Chính ông Trump thừa nhận qua điện thoại rằng Mỹ đă sai lầm v́ đă không bán hệ thống Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ và ngài ấy cam kết với Tổng thống Erdogan rằng ông sẽ chú ư tới vấn đề này. Và ông ấy là Tổng thống của nước Mỹ… Ông ấy đă hứa sẽ làm hết ḿnh để giải quyết vấn đề này” – ông Cavusoglu cho hay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Pḥng Roosevelt tại Nhà Trắng tháng 5-2017. Ảnh: GETTY
Mỹ đă đề nghị bán hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ, song ông Cavusoglu nói rằng trong 10 năm qua, họ đă không thể mua hệ thống này, theo hăng tin AP.
“Đó là lư do chúng tôi phải mua hệ thống từ Nga. Và chúng tôi đă cố gắng mua từ các đồng minh khác nhưng không được. V́ đó là nhu cầu cấp thiết của Thổ Nhĩ Kỳ, ư tôi là, chúng tôi cần hệ thống pḥng không ngay lập tức ở Thổ Nhĩ Kỳ” – ông Cavusoglu nói.
Kể từ cuộc điện đàm với ông Trump, ông Erdogan nói rơ rằng ông đang thúc đẩy thỏa thuận.
Thỏa thuận S-400 trở thành “cơn đau đầu” mới nhất giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp sau các căng thẳng như Washington ủng hộ lực lượng dân quân người Kurd ở Syria mà Ankara xem là khủng bố, vụ Mỹ từ chối dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.