Sau khi cân nhắc tới những cáo buộc liên quan tới sự đàn áp đang diễn ra từ chính quyền Bắc Kinh đối với các nhóm thiểu số, các ngoại trưởng thuộc các nước trong nhóm cường quốc công nghiệp G7 có thể sẽ đưa ra một tuyên bố chung về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.
Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cố gắng chặn tàu chính phủ Philippines khi tàu này cố gắng vào Băi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông đang tranh chấp. (Ảnh: AP)
Trong tuyên bố chung, các nhà ngoại giao của nhóm G7 cũng sẽ lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xây dựng đảo phi pháp trên quy mô lớn ở Biển Đông khiến đă gia tăng căng thẳng khu vực – và không chấp thuận các hoạt động kinh tế không công bằng, bao gồm vi phạm sở hữu trí tuệ.
Pháp hiện đóng vai tṛ là quốc gia chủ tŕ cuộc họp G7, cũng đóng vai tṛ chủ chốt trong việc đưa ra những chi tiết của tuyên bố chung. Cuộc họp đă bắt đầu vào thứ Sáu và xuyên suốt thứ Bảy. Đại diện Hoa Kỳ tham dự hội nghị G7 là Thứ trưởng Ngoại giao John Sullivan.
Chương tŕnh nghị sự hôm thứ Sáu của nhóm G-7 bao gồm một phiên thảo luận về “hành vi có trách nhiệm của các quốc gia trong không gian mạng”.
Bản tuyên bố chung dự kiến sẽ bao gồm các lời kêu gọi một phản ứng mạnh mẽ hơn đối với các cuộc tấn công không gian mạng được cho là có sự tài trợ của nhà nước như Trung Quốc và Nga. Các bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về những quan ngại về khả năng gián điệp thông qua các sản phẩm của Trung Quốc – một vấn đề mà Hoa Kỳ đă cảnh báo có liên quan tới “gă khổng lồ” công nghệ Huawei.
Các bên tham dự hội nghị G7, sẽ xem xét nhằm đảm bảo họ cùng một lập trường trong vấn đề Triều Tiên, nước tiếp tục phát triển hạt nhân và tên lửa kể từ hội nghị thượng đỉnh lần 2 thất bại vào tháng Hai giữa lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Theo Nikkei, Nhật Bản yêu cầu xác nhận rằng những lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ được duy tŕ cho tới khi đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
VietBF @ sưu tầm