Sóng gió Đài Loan lại nổi sau hành động bất thường của Trung Quốc. Đó là vụ phi cơ Trung Quốc lại bay qua đường phân cách giữa tại eo biển Đài Loan. Giữa lúc này Tổng thống Mỹ Donald Trump lại "mù mờ" về phản kháng thực sự của Bắc Kinh?
Chuyên gia Mỹ cho rằng, Tổng thống Donald Trump chưa thực sự đánh giá được hết tính nhạy cảm và nghiêm trọng của vấn đề Đài Loan.
Theo trang SCMP, một số cựu quan chức Mỹ đă lên tiếng cảnh báo về một năm căng thẳng cho quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, trong bối cảnh một Quốc hội Mỹ đang ngày càng tỏ ra không hài ḷng với Trung Quốc; cũng như cách tiếp cận "toàn chính phủ" ủng hộ cho mối liên hệ thắt chặt hơn giữa Washington và Đài Bắc.
Phi cơ chiến đấu do Đài Loan sản xuất và phi cơ F-16 do Mỹ sản xuất trong một cuộc tập trận thường niên tại Đài Loan (ảnh: SCMP)
Bà Susan Thornton, một nhà ngoại giao từng phụ trách vấn đề Đông Á e ngại, Tổng thống Donald Trump có thể chưa hiểu rơ về quan hệ "nhạy cảm" xuyên eo biển và nhiều khả năng trở thành một điểm nóng quan hệ Mỹ - Trung nếu không được xử lư cẩn trọng.
Những nhận định trên được đưa ra sau khi chính quyền Trump "ngầm" đồng ư yêu cầu của Đài Loan, mua nhiều hơn 60 phi cơ chiến đấu F-16V từ Mỹ – một động thái bị Bắc Kinh miêu tả là "cực kỳ nguy hiểm".
Trước đó, một tàu tuần dương của Mỹ đă xuất hiện tại eo biển Đài Loan và thực hiện những hành động mà theo Mỹ là "tự do hàng hải".
Thứ Ba tuần trước (26/3), một đạo luật đă được đề xuất lên Thượng viện Mỹ, đề nghị chính phủ xem xét lại chính sách về Đài Loan và tăng cường quan hệ quân sự với Đài Bắc.
"Những người theo phe cứng rắn tại Mỹ đang đưa lập trường chính trị của ḿnh về Đài Loan lên một tầm cao mới. Tôi cho rằng sẽ có thêm các hợp đồng mua bán quốc pḥng nhưng những liên quan tới pháp chế là nguy hiểm và ông Trump không hiểu ǵ về vấn đề này.
Susan Thornton
"Những người theo phe cứng rắn tại Mỹ đang đưa lập trường chính trị của ḿnh về Đài Loan lên một tầm cao mới", bà Thornton, hiện đang làm việc tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tasai, thuộc trường luật Yale, nói. "Tôi cho rằng sẽ có thêm các hợp đồng mua bán quốc pḥng nhưng những liên quan tới pháp chế là nguy hiểm và ông Trump không hiểu ǵ về vấn đề này".
Nếu được thông qua, Đạo luật đảm bảo Đài Loan sẽ ủy nhiệm cho Tổng thống Mỹ quyền xem xét lại các đường lối trong quan hệ Mỹ - Đài Loan; và chỉ thị Bộ Quốc pḥng Mỹ mời Đài Loan tham gia các cuộc tập trận quân sự, cũng như hỗ trợ việc bán vũ khí cho Đài Bắc.
Những động thái pháp chế của chính quyền Mỹ gần đây làm gợi nhớ tới lời đề nghị của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton trong một bài viết trên tờ The Wall Street Journal vào đầu năm 2017 trước khi ông gia nhập Nhà Trắng; trong đó, kêu gọi Washington cân nhắc lại chính sách một Trung Quốc.
"Đạo luật xác nhận Quốc hội ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan về mặt chính trị, một phần bởi v́ xu thế trong Quốc hội là khá chống Trung Quốc", Richard Bush, một học giả cấp cao tại Viện Brookings đánh giá. Ông Bush từng là Chủ tịch Viện Mỹ tại Đài Loan – cơ quan tương đương với Đại sứ quán Mỹ trên ḥn đảo này.
Tuy nhiên, theo ông Bush, yêu cầu của đạo luật xem xét lại chính sách Đài Loan "không phải là chưa có tiền lệ". Ông dự đoán, chính phủ Mỹ sẽ quan tâm tới hai vấn đề khác - hướng tới việc tăng cường quan hệ quân sự - như "một sự thâm nhập rơ ràng vào quyền lực tổng tư lệnh của Tổng thống và trong thực tế, từ chối thực hiện chúng".
H́nh ảnh từ tháng 5/2018 cho thấy một phi cơ F-16 của không quân Đài Loan bay cạnh một chiếc máy bay ném bom H-6K của không quân Trung Quốc (ảnh: AFP)
Trong một buổi điều trần trước Hạ viện vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng thể hiện quyết tâm sẽ có thêm hành động liên quan tới Đạo luật Đi lại Đài Loan. Được thông qua vào đầu năm ngoái, đạo luật cho phép các chuyến thăm cấp cao giữa Washington và Đài Bắc.
Cùng lúc, Bắc Kinh liên tục cảnh báo Mỹ chấm dứt bất kỳ liên lạc chính thức và cắt đứt tất cả quan hệ quân sự với Đài Loan.
Washington không có quan hệ chính thức với Đài Bắc nhưng lại là bên cung cấp vũ khí chính và theo luật, Mỹ phải hỗ trợ bảo vệ ḥn đảo này.
Tuần trước, người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn đă có một bài phát biểu qua video về quan hệ Mỹ - Đài trong sự kiện do Quỹ Di sản tổ chức tại Washington. Dự kiến, bà Thái sẽ có một bài phát biểu tương tự tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ vào ngày 9/4 – một ngày trước dịp kỷ niệm 40 năm Đạo luật quan hệ Đài Loan – văn kiện pháp luật xác định mối quan hệ của Mỹ với Đài Bắc kể từ khi Washington chính thức công nhận chính quyền Bắc Kinh vào năm 1979.
Từ mọi góc độ của chính quyền Trump, những người sai lầm đang nắm quyền kiểm soát. Những người này nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ đầu hàng về thương mại, Đài Loan và công nghệ.
Thông điệp từ Washington đă vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ một cựu quan chức hàng đầu Nhà Trắng về các vấn đề châu Á. "Từ mọi góc độ của chính quyền Trump, những người sai lầm đang nắm quyền kiểm soát", cựu quan chức giấu tên cho hay. "Những người này nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ đầu hàng về thương mại, Đài Loan và công nghệ".
Ông Edwin Feulner, sáng lập và cựu Chủ tịch Quỹ Di sản nói, Mỹ và Đài Loan nên thúc đẩy "quan hệ đặc biệt bằng cách gia tăng hợp tác thực tiễn", như một hiệp định thương mại tự do song phương.
"Hơn bất kỳ chính quyền nào trong thời gian gần đây, chính quyền Trump đang ngày càng cởi mở với những biện pháp chứng tỏ sự ủng hộ của Mỹ", ông Feulner chỉ ra. "Ủng hộ của Quốc hội dành cho Đài Loan từ cả hai đảng đều cao hơn so với 20 năm trước".
C̣n Derek Grossman, một nhà phân tích quốc pḥng cấp cao tại Rand Corporation nhận định, "rơ ràng chính quyền Trump – và phần lớn Quốc hội – hoàn toàn ủng hộ việc tăng cường quan hệ Mỹ - Đài Loan, trong cả địa hạt quốc pḥng".
Theo ông Grossman, Wahsington đang theo đuổi cách tiếp cận "toàn bộ chính phủ" để đối phó với Trung Quốc trên mọi khía cạnh. "Điều này gần như chắc chắn sẽ bao gồm bán vũ khí cho Đài Loan và đưa ḥn đảo này vào chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương của ông Trump", chuyên gia của Rand chỉ ra.