Hạ viện Anh lần thứ ba bác bỏ thỏa thuận Brexit khiến Thủ tướng May khó lại chồng thêm khó...
Hạ viện Anh lần thứ ba bỏ phiếu chống Brexit
Ngày 29/3, với 286 phiếu thuận và 344 phiếu chống, Hạ viện Anh lần thứ 3 đă bác bỏ thỏa thuận Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) mà Thủ tướng Theresa May đă nhất trí với các nhà lănh đạo EU hồi cuối năm 2018.
Đây là kết quả không bất ngờ nhưng lại rất bất lợi cho Thủ tướng Anh. Trước cuộc bỏ phiếu, bà May đă phải hối thúc các nghị sĩ ủng hộ Brexit như "cơ hội cuối cùng để đảm bảo cho việc Anh rời khỏi khối này một cách an toàn".
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, chỉ c̣n hai kịch bản cho Brexit: tiếp tục tŕ hoăn, hoặc rời EU mà không có bất kỳ thỏa thuận nào - cuộc hạ cánh cứng không hứa hẹn điều tốt đẹp cho nước Anh.
Thậm chí, thời gian cho nước Anh cũng không c̣n nhiều. Cũng trong ngày 29/3, trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier cho biết Anh cần nói rơ với EU về những ǵ nước này muốn thực hiện liên quan tới Brexit hạn chót là ngày 12/4.
Như vậy, giới chức lănh đạo EU đă không cho Anh thêm cơ hội nào. London có thể tiếp tục tŕ hoăn, nhưng chỉ đến ngày 12/4 và khi đó họ phải chọn: Ở lại EU, hoặc rời khỏi EU và có hay không có Brexit. Không có sự tŕ hoăn, không sửa đổi sau thời hạn này.
Việc Hạ viện Anh tiếp tục bác bỏ Brexit cho thấy bản thân các nghị sĩ dân biểu của nước này không thể chấp nhận được các điều khoản nội dung của thỏa thuận Brexit. Họ cho rằng nước Anh sẽ chịu nhiều thiệt hại khi Brexit được thông qua.
Trước mắt, các trung tâm tài chính châu Âu đă có cuộc tháo chạy quy mô lớn khỏi Anh, các tập đoàn đa quốc gia cũng t́m những thị trường mới và từ chối đón nhận sự bất ổn của nền kinh tế Anh. Sức ép lên nền kinh tế và các vấn đề an sinh xă hội sẽ gia tăng khi nguồn lao động thu nhập cao của ANh không thể tự do hoạt động tại các nước EU như trước, chính sách thuế quan mới cũng khiến vật giá leo thang...
Điều đáng chú ư, vấn đề biên giới cứng hay mềm giữa các vùng tự trị như Ireland, Scotland... với Anh và EU cũng khiến các nghị sĩ không cảm thấy hài ḷng. Theo thỏa thuận Brexit, giữa các vùng tự trị này và Anh - EU vẫn duy tŕ đường biên giới mềm, lao động tự do luân chuyển, không thuế quan (không khác thời điểm trước khi Anh rời EU).
Tuy nhiên, điều này đă tạo ra một rào cản, nó trao thêm quyền tự trị và cổ súy phong trào ly khai ở Anh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền Vương quốc Anh.
Nghị sỹ đảng Bảo thủ ủng hộ Brexit Mark Francois cảnh báo việc bỏ phiếu thông qua thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May sẽ là sự đầu hàng bởi văn kiện này không khác ǵ việc Anh vẫn là thành viên của EU. Ông khẳng định sẽ không bao giờ thay đổi lập trường phản bác thỏa thuận trên.
Thủ tướng Anh Theresa May đă tiếp tục thuyết phục Hạ viện nước này trong cuộc bỏ phiếu lần 3
Trong thời gian chiếm quyền kiểm soát Brexit một ngày hôm 27/3 vừa qua từ Thủ tướng May, Quốc hội Anh đă có một loạt những cuộc trao đổi để dàn xếp các thỏa thuận nhằm tự thay đổi các chính sách trong nước. Những chính sách này sẽ góp phần giải quyết những thiệt hại nêu trên, bởi EU không cho London cơ hội chỉnh sửa Brexit lần nữa.
Nhưng dường như, đă không có thỏa thuận nào được đưa ra và Brexit một lần nữa bị bác bỏ. Dù thời gian vẫn c̣n được kéo dài cho bà May đến ngày 12/4, nhưng trong hơn 10 ngày ít ỏi này, khó có phép lạ nào có thể cứu Thủ tướng Anh khỏi một sự sụp đổ khi không được thông qua Brexit.
Tương lai của một Brexit cứng là quá rơ, uy tín chính trị của bà May đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Cựu lănh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan ngày 29/3 tuyên bố, khi nước Anh có một Thủ tướng mới, đây phải là người có niềm tin vững chắc vào tiến tŕnh Brexit.
"Từ trước đến nay, các cuộc đàm phán Brexit luôn được đảm bảo trong tư tưởng rằng đây là việc để hạn chế sự tổn hại đối với nước Anh. Trong giai đoạn tiếp theo, cần phải có một đội ngũ chuyên gia phù hợp để dẫn dắt nước Anh qua giai đoạn tiếp theo của tiến tŕnh Brexit" - ông Duncan nói.
Có thể thấy, rào cản lớn nhất của bà May hiện tại là Thủ tướng Anh đă để EU quá lấn lướt trong quá tŕnh đàm phán và Quốc hội cho rằng họ sẽ cần một đội ngũ khác, một đại diện khác để đảm bảo quyền lợi của Anh không bị ảnh hưởng.
VietBF © sưu tầm