Nhiều bằng chứng và nhân chứng cho thấy nạn buôn bán nội tạng trái phép tại Trung Quốc là có thực. Thậm chí c̣n có những đường dây hoạt động chuyên nghiệp với sự tham gia của nhiều viên chức nhà nước. Dưới đây là những thông tin cho thấy rơ điều đó. Trung Quốc đă bị tố cáo buôn bán nội tạng ghê rợn. Thật khó chứng minh, v́ thi hài những nạn nhân bị thủ tiêu và các nhân chứng duy nhất có liên quan là bác sĩ, công an và lính gác nhà tù. Cho dù vậy vẫn đủ chứng cứ buộc tội.
Bằng chứng phạm tội là nhiều tù nhân lương tâm-thành viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng và tín đồ Công giáo "chui"- bị bắt xét nghiệm y khoa và bị mổ cướp lấy nội tạng. Những nội tạng này đă cung cấp cho thị trường cấy ghép nội tạng rất lớn.
Bệnh nhân ở Trung Quốc-kể cả người ngoại quốc- đều được hứa hẹn sẽ có nội tạng phù hợp chỉ trong ṿng vài ngày. Cựu chính khách và công tố viên Canada David Kilgour, luật sư David Matas, và nhà báo Mỹ Ethan Gutmann đă khẳng định điều này bằng cách giả vờ là bệnh nhân đối với các bệnh viện Trung Quốc.
Bác sĩ Hoàng Khiết Phu, cựu thứ trưởng y tế Trung Quốc và là chủ tịch ủy ban cấy ghép nội tạng của Bộ Y Tế, đă yêu cầu cung cấp hai lá gan dư để dự pḥng cho một ca mổ vào năm 2005. Chúng được giao đến ngay vào sáng hôm sau. Tại các quốc gia Tây Phương tiên tiến nhất, bệnh nhân phải chờ đợi nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm mới được cấy ghép.
Vào năm 2016 các ông Kilgour, Matas và Gutmann công bố bản báo cáo, "Thu hoạch đẫm máu/ Cuộc tàn sát: Cập nhật", dựa vào cuộc nghiên cứu bắt đầu từ năm 2006. Trong ấn bản mới nhất này, các tác giả ước tính mỗi năm các bệnh viện Trung Quốc cấy ghép từ 60,000 đến 100,000 nội tạng.
Những nội tạng này có nguồn gốc từ đâu?
Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc có "hệ thống hiến tặng nội tạng tự nguyện lớn nhất ở Châu Á" và đă chấm dứt dùng nội tạng từ tù nhân vào năm 2015. Nhưng quốc gia này không có truyền thống hiến tặng nội tạng tự nguyện.
Vào năm 2010 số người chính thức hiến tặng nội tạng tự nguyện ở Trung Quốc là 34. Đến năm 2018 Trung Quốc vẫn chỉ có độ 6,000 người hiến tặng nội tạng chính thức, những người này được cho là đă hiến tặng hơn 18,000 nội tạng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu "Thu hoạch đẫm máu" thấy "chỉ một vài bệnh viện thôi cũng đă dễ dàng vượt qua" con số ấy. Chỉ riêng Bệnh viện Trung Tâm Số Một Thiên Tân thôi mỗi năm cũng đă thực hiện hơn 6,000 ca cấy ghép nội tạng, nhưng các nhà nghiên cứu của bản báo cáo "đă kiểm tra và khẳng định 712 bệnh viện thực hiện ghép gan và thận."
Bác sĩ Hoàng Khiết Phu tuyên bố đến năm 2020 Trung Quốc sẽ thực hiện phần lớn tất cả các trường hợp cấy ghép nội tạng trên thế giới- hơn cả 40,000 trường hợp của Mỹ mỗi năm.
Con số của Trung Quốc không hợp lư. Để cung cấp những nội tạng phù hợp lành mạnh chỉ trong một vài ngày cho hàng trăm bệnh viện mà chỉ dùng vài ngàn người hiến tặng tự nguyện mỗi năm có nghĩa là phải có một nguồn nội tạng không tự nguyện bổ sung.
Những tù nhân bị kết án tử h́nh cũng không thể nào nhiều đến như vậy. Trung Quốc tử h́nh nhiều người hơn cả thế giới bên ngoài gộp lại, nhưng cũng chỉ đến vài ngàn người mỗi năm. Vả lại, luật pháp Trung Quốc yêu cầu tù nhân bị kết án tử h́nh phải bị tử h́nh trong ṿng bảy ngày-không đủ thời gian để làm cho nội tạng họ thích hợp với bệnh nhân và làm cho chúng có sẵn sàng khi yêu cầu, như quy định của Trung Quốc.
Điều ấy khiến cho các nhà điều tra kết luận rằng những người tù lương tâm là nguồn của hầu hết các nội tạng bất minh. Bằng chứng th́ đa dạng: những cựu tù nhân lương tâm thường xuyên chứng thực rằng trong tù họ bị thử máu và khám y tế không b́nh thường. Bản báo cáo khẳng định những kết quả xét nghiệm này sau đó được đưa vào cơ sở dữ liệu về nguồn nội tạng sống để có thể thực hiện việc cấy ghép nội tạng theo yêu cầu-khi bệnh nhân cần nội tạng th́ người tù lương tâm trong danh sách bị mổ cướp lấy nội tạng.
Pháp Luân Công, một phong trào tâm linh chính quyền Trung Quốc coi là phá hoại, đă bị trấn áp kể tự vụ đàn áp vào năm 1999. Vào năm 2006 những nhà nghiên cứu nói tiếng Trung Hoa giả vờ là những người mua nội tạng và hỏi thẳng họ muốn được cấy ghép nội tạng từ những người thực hành Pháp Luân Công được không. Những bệnh viện trên khắp Trung Quốc đều khẳng định họ có sẵn những nội tạng như thế, và không có vấn đề ǵ.
Toàn là những chuyện tàn bạo.
Bác sĩ Enver Tohti, cựu bác sĩ giải phẫu ở Tân Cương, đă chứng thực ở các nghị viện Châu Âu, Ái Nhĩ Lan, Anh về việc mổ cướp lấy nội tạng từ một người tù vào năm 1995.
"Chúng tôi được lệnh phải chờ ở đằng sau đồi và bước vào cánh đồng ngay khi chúng tôi nghe tiếng súng," ông kể lại.
"Một lát sau chúng tôi nghe nhiều tiếng súng bắn. Không phải một tiếng súng mà nhiều tiếng súng. Chúng tôi chạy vội vàng vào cánh đồng. Một sĩ quan công an đến gần chúng tôi và bảo tôi đi đâu. Hắn dẫn chúng tôi đến gần hơn, rồi chỉ một cái xác, nói, 'Người này đây.' Rồi bỗng dưng không biết từ đâu viên bác sĩ giải phẫu trưởng của chúng tôi xuất hiện và bảo tôi mổ lấy ra lá gan và hai quả thận."
Theo bác sĩ Tohti, vết thương của người tù không nhất thiết phải trí mạng. Nhưng bác sĩ Tohti vẫn cứ tiến hành mổ lấy ra gan và thận trong lúc tim nạn nhân vẫn c̣n đập.
Các chuyên gia trên khắp thế giới đă chứng thực tội ác của Trung Quốc.
Do Thái, Đài Loan và Tây Ban Nha đă cấm "du lịch nội tạng" đến Trung Quốc. Các đặc sứ Liên Hiệp Quốc đă kêu gọi Trung Quốc giải thích nguồn gốc nội tạng của nước họ nhưng không nhận được trả lời.
Ṭa án Độc Lập Về Cưỡng Bức Thu Hoạch Nội tạng từ Những Người Tù Lương tâm ở Trung Quốc (The Independent Tribunal Into Forced Organ Harvesting From Prisoners of Conscience in China) đang điều tra vấn đề này.
Ngài Geoffrey Nice là người đă truy tố Slobodan Milosevic, giờ là chủ tịch ủy ban các luật gia và chuyên gia. Vào ngày 10 tháng 12, 2018 họ đưa ra phán quyết tạm thời hiếm hoi: Ủy ban "chắc chắn- một cách hoàn toàn nhất trí, và hoàn toàn không có nghi ngờ hợp lư - rằng ở Trung Quốc việc cưỡng ép thu hoạch nội tạng từ những người tù lương tâm đă áp dụng trong một khoảng thời gian rất dài, liên quan đến rất nhiều nạn nhân" do nhà nước thực hiện.
Phán quyết tạm thời đă được đưa ra với hy vọng biết đâu có thể "cứu được những nạn nhân bị hại." Nếu Trung Quốc có trả lời, tôi muốn nghe nó.
Ông Rogers là người đứng đầu Tổ Đông Á ở tổ chức nhân quyền CSW, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền của Đảng Bảo Thủ Anh và là cố vấn cho Liên Minh Quốc Tế Chấm Dứt Tệ Nạn Cấy Ghép Nội Tạng ở Trung Quốc.
|