Trung Quốc muoonns từ hóa pháo plasma từ hóa. Với cách này pháo điện từ sẽ có kích thước gọn nhẹ và ngốn ít năng lượng hơn so với pháo điện từ các nước đang t́m cách phát triển.
Pháo tự hành PLZ-83 152 mm của Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Chinamil.
Cục Mua sắm Vũ khí, Quân bị quân đội Trung Quốc hồi tháng 2 đăng lên website của ḿnh thông báo mời các nhà nghiên cứu chế tạo hệ thống thử nghiệm cho pháo plasma từ hóa, loại vũ khí được đánh giá là ưu việt hơn cả pháo điện từ đang được các nước thử nghiệm, theo Global Times.
Khẩu pháo này được cho là có cơ chế hoạt động gần giống pháo điện từ, trong đó sử dụng từ trường để tạo lực đẩy khổng lồ bắn viên đạn ra khỏi ṇng mà không cần dùng đến thuốc súng. Đạn bắn ra từ pháo điện từ có tốc độ cực lớn, tầm bắn rất xa và có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các loại đạn pháo truyền thống.
Tuy nhiên, pháo điện từ có hạn chế đáng kể là kích thước cồng kềnh và cần đến nguồn năng lượng rất lớn cho mỗi phát bắn để đầu đạn có thể đạn vận tốc Mach 7 (gấp 7 lần vận tốc âm thanh). Sau nhiều năm chi khoản tiền khổng lồ để nghiên cứu pháo điện từ, hải quân Mỹ vẫn chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm và không lạc quan về khả năng lắp vũ khí tối tân này lên tàu chiến.
Trong khi đó, Trung Quốc lại tuyên bố đă đạt được "bước đột phá công nghệ" trong chế tạo pháo điện từ và được cho là đă lắp một tổ hợp lên tàu chiến để thử nghiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng đây chỉ là "chiêu tṛ" đánh bóng tên tuổi của hải quân Trung Quốc, bởi các loại tàu chiến khó có thể cung cấp đủ nguồn năng lượng cho pháo điện từ hoạt động.
Trong bối cảnh đó, các kỹ sư Trung Quốc tin rằng họ đă t́m ra giải pháp mới và khẩu pháo "plasma từ hóa" của họ sẽ có trọng lượng nhẹ và hiệu suất tiêu thụ năng lượng cao đến mức có thể lắp đặt trên xe tăng.
"Dù vũ khí này nghe như trong phim viễn tưởng, nó sẽ không bắn ra đạn plasma năng lượng cao, thay vào đó sẽ sử dụng đạn pháo có vận tốc siêu cao", Global Times viết. Tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định bằng sáng chế về mẫu pháo này đă được chính phủ thông qua và được đăng trên Google Patents.
Trong tài liệu trên Google Patents, các kỹ sư Trung Quốc cho biết loại pháo này có từ trường được sắp xếp bên trong ṇng pháo và khi viên đạn được bắn ra, không khí bên trong ṇng pháo sẽ bị ion hóa thành plasma, tạo thành một lớp màng plasma trong ṇng pháo. Lớp màng plasma này có tính năng kháng lực dị hướng và cách nhiệt, giúp tăng lực bắn và tuổi thọ ṇng pháo.
Đây được coi là giải pháp cho một trong những vấn đề hóc búa nhất trên pháo điện từ. Đầu đạn siêu tốc của pháo điện từ thường có xu hướng làm ṇng pháo biến dạng nhanh chóng và phải được thay thế sau vài chục phát bắn, khiến chúng trở nên ít hữu dụng trong thực chiến.
Pháo điện từ lắp trên tàu đổ bộ Type-072III hồi tháng 2/2018. Ảnh: SCMP.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tin rằng lớp plasma từ hóa này sẽ bảo vệ ṇng pháo khỏi nhiệt độ cao và áp lực lớn, giúp tăng vận tốc bắn cho đầu đạn. Nhà phân tích quân sự Wei Dongxu khẳng định công nghệ mới này "sẽ tăng tầm bắn cho pháo tự hành 155 mm từ 30-50 km lên tới 100 km". Ông này nhận định lớp plasma c̣n giảm ma sát giữa ṇng pháo và đầu đạn, giúp khẩu pháo bắn chính xác hơn.
Dennis Killinger, giáo sư vật lư tại Đại học Nam Florida, cho rằng ư tưởng của các kỹ sư Trung Quốc là "khá hấp dẫn" và "có vẻ khả thi", theo National Interest. "Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn là thời gian tồn tại của lớp plasma bên trong ṇng pháo liệu có đủ lâu trong quá tŕnh khai hỏa hay không". Vấn đề này không được đề cập đến trong tài liệu của các kỹ sư Trung Quốc.
Giáo sư Killinger cũng cho rằng đây là loại vũ khí hoàn toàn khác so với pháo điện từ mà các nước đang t́m cách phát triển. "Pháo điện từ hoạt động như một động cơ tuyến tính trong đó viên đạn giống như một stator, trong khi pháo plasma từ hóa sử dụng plasma để tương tác với từ trường và đóng vai tṛ như một lớp đệm trong ṇng pháo", ông nói.
VietBF © sưu tầm