Đức chống lại sức ép của Mỹ về Huawei. Hôm 20/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn tuyên bố sẽ không gạt bỏ bất kỳ nhà cung cấp thiết bị viễn thông nào - kể cả Tập đoàn Huawei (Trung Quốc). Tuy nhiên họ vẫn tăng cường yêu cầu bảo mật cho mạng di động nước này.
Tại Hội nghị Giải pháp toàn cầu ở thủ đô Berlin hôm 19-3, bà Merkel phát biểu: "Có 2 điều tôi không tin. Thứ nhất là thảo luận những vấn đề an ninh nhạy cảm một cách công khai. Thứ hai là loại trừ một công ty chỉ v́ họ đến từ một quốc gia nào đó".
Theo trang Bloomberg, nữ thủ tướng này nhấn mạnh Đức không nên ngây thơ khi nói đến vấn đề bảo mật mạng, đồng thời hy vọng châu Âu đề ra giải pháp chung đối với vấn đề Huawei. "Cho đến nay, rất nhiều quốc gia đă sử dụng công nghệ của Huawei. Đó là lư do chính phủ liên bang Đức không gạt bỏ bất kỳ nhà thầu hoặc bên liên quan nào nhưng chúng tôi đặt ra tiêu chuẩn cho những công ty tham gia đấu thầu công nghệ 5G" - bà Merkel nói.
Cũng tại hội nghị trên, nhà lănh đạo Đức kêu gọi các nước ủng hộ những quy tắc công bằng, có đi có lại và không từ bỏ chủ nghĩa đa phương. Cũng theo bà Merkel, cần phải nói chuyện với Bắc Kinh để bảo đảm Huawei không chỉ không cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc mà c̣n phải thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Bà Merkel phát biểu tại Hội nghị Giải pháp toàn cầu ở thủ đô Berlin hôm 19-3 Ảnh: BLOOMBERG
Hôm 19-3, Đức bắt đầu bán đấu giá các tần số phục vụ 5G cho các nhà mạng, trong đó có Deutsche Telekom, Vodafone Group, Telefonica... Dù Huawei không tham gia cuộc đấu giá nhưng đang cung cấp cho các nhà mạng nói trên các phần cứng quan trọng, như ăng-ten và bộ định tuyến.
Bà Merkel đưa ra tuyên bố cứng rắn trên sau khi Mỹ cảnh báo có thể thu hẹp hoạt động chia sẻ thông tin t́nh báo với Đức nếu Berlin không "cấm cửa" thiết bị của Huawei - dùng để phát triển cơ sở hạ tầng 5G. Washington lâu nay cáo buộc thiết bị viễn thông của Trung Quốc được dùng cho mục đích do thám các công ty và chính phủ phương Tây. Đức giống như các thành viên khác của EU, đều dựa nhiều vào thông tin t́nh báo của Mỹ về các mối đe dọa, trong đó có khủng bố.
Tuy nhiên, các nhà mạng châu Âu cho rằng nếu gạt Huawei sang một bên, việc phát triển mạng 5G sẽ bị tŕ hoăn nhiều năm. Riêng Chủ tịch Cơ quan Mạng Liên bang Đức (BNA) Jochen Homann nhận định loại trừ thiết bị Huawei sẽ gây ra nhiều vấn đề đáng kể cho đơn vị nào thắng cuộc đấu giá nói trên.
Dù chào đón Huawei, Đức vẫn đang có sự dè dặt với tham vọng của Trung Quốc. Reuters dẫn lời 2 quan chức Đức giấu tên cho biết Berlin đang lên kế hoạch lập một quỹ thuộc sở hữu nhà nước để bảo vệ các công ty chủ chốt khỏi bị công ty Trung Quốc và những nước khác thâu tóm. Một khi được thông qua vào cuối năm 2019 như kế hoạch, quỹ nhà nước này sẽ làm việc với khu vực tư nhân trong việc mua cổ phần của doanh nghiệp nhằm ngăn cản những thương vụ mua bán không được hoan nghênh. Số cổ phần này sau đó sẽ được bán cho các nhà đầu tư tư nhân càng sớm càng tốt.