Tổng thống Trump bất chấp những lời chỉ trích từ các nhà kinh tế học và giới truyền thông cho rằng chính sách cứng rắn của ông Trump sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, nhung ngược lại chính sách thương mại của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc đang mang lại thành công lớn.
Chính sách của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là một thắng lợi lớn, đang buộc Bắc Kinh phải khuất phục, theo nhà nghiên cứu Greg Autry đăng trên tờ Foreign Policy ngày 28/11/2018.
Là đồng tác giả của cuốn sách cảnh báo về mối đe dọa từ Trung Quốc mang tên “Death by China” (Chết bởi Trung Quốc), ông Autry cho rằng cách tiếp cận cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc là chính sách nhất quán và đáng tin cậy nhất, nhưng lại thường bị giới truyền thông Mỹ chỉ trích.
Bài phân tích của tiến sỹ Greg Autry, đồng tác giả cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc”, khẳng định chính sách của Tổng thống Trump thắng lớn về Trung Quốc, đăng trên Foreign Policy ngày 28/11/2018 (Ảnh chụp màn h́nh)
Những khẳng định của ông Trump về những hành động phi pháp của Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, là không thể chối căi. Ngay cả ông Fareed Zakaria của CNN, không phải là người hâm mộ đối với tổng thống, cũng nhận định: “Ông Donald Trump nói đúng: Trung Quốc là một kẻ gian lận thương mại”.
Ca ngợi bản Báo cáo toàn diện của Đại diện thương mại Mỹ về việc Trung Quốc không tuân thủ các qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới, ông Zalaria cho rằng đó là một tài liệu quí, có chất lượng của chính quyền Mỹ.
Greg Autry, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Bay vào Vũ trụ (CSI) của Đại học Southern California, đồng tác giả cuốn sách ‘Death by China’ [Tạm dịch: Chết bởi Trung Quốc]. (Ảnh: Chụp màn h́nh).
Theo ông Autry, bất chấp những cảnh báo nghiêm trọng từ các nhà kinh tế học và giới truyền thông rằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, người ta không thấy điều ǵ tương tự như vậy xảy ra.
Mỹ không chỉ đơn giản là tiếp tục tồn tại sau cuộc chiến thương mại, mà đă phát triển mạnh mẽ sau 2 năm kinh tế toàn cầu bị tŕ trệ. Trong khi đó, điều có thể dễ nhận thấy nhất từ những dữ liệu không đáng tin cậy và thường xuyên giả mạo, là sự suy thoái trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Ông Autry cho rằng chính sách cứng rắn của Mỹ đă có hiệu quả, và cần được duy tŕ cho đến khi Trung Quốc thực sự thể hiện sự thay đổi hành vi đáng kể, như không c̣n ép buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh, và ngừng ngay các chương tŕnh gián điệp mạng rộng lớn, do nhà nước điều hành. Việc chính quyền Mỹ yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước những đối xử của họ đối với công dân của ḿnh, cũng không phải là một đ̣i hỏi quá nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Autry, quyết định gây tai họa của cựu Tổng thống Bill Clinton, khi không ràng buộc chính sách nhân quyền của Mỹ vào các thỏa thuận thương mại trong năm 1993, đă loại bỏ công cụ mạnh nhất của Mỹ để đem lại những lợi ích tốt đẹp trên thế giới. Khi các Tổng thống George W. Bush và Barack Obama sau đó làm theo chính sách “Kinh doanh là kinh doanh” của ông Clinton, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă lợi dụng giới truyền thông phương Tây để che đậy “chủ nghĩa độc tài, quân phiệt, sự đàn áp” của chính quyền Trung Quốc, cũng như tô vẽ cho t́nh trạng môi trường đang tồi tệ của nước này, theo ông Autry.
Ông Autry chỉ trích một số nhà báo Mỹ ‘lười biếng’, đă háo hức đăng lại những thông tin ‘nửa vời’ của các tổ chức tư vấn được tài trợ bởi các tập đoàn đa quốc gia, những công ty ngày càng trở nên giàu có nhờ thương mại với Trung Quốc. Các nhà báo cũng trích dẫn những ư kiến thiên lêch từ những giáo sư tại các đại học phụ thuộc rất nhiều vào tiền học phí của những sinh viên nước ngoài và các nhà tài trợ Trung Quốc giàu có.
Bên trong một Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại một trường đại học tại Mỹ. Viện Khổng tử bị nghi ngờ là tổ chức gián điệp của Trung Quốc (Ảnh: japan-forward.com)
Ông Autry cho hay những người chỉ trích Trung Quốc, giống như ông đă làm, đă bị cô lập, bị phỉ báng và kiểm duyệt. Ngoài ra, những thông tin về những cuộc đàn áp kinh hoàng của Trung Quốc ở Tây Tạng, vụ Thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn đă bị ‘che khuất’ bởi lợi nhuận doanh nghiệp mà các công ty Mỹ kinh doanh ở Trung Quốc thu được. Ngày nay, người Mỹ thưởng thức các bộ phim từ các hăng phim Mỹ, có kịch bản được viết để tránh làm mất ḷng ĐCSTQ, ông Autry cho biết. Rất ít người biết rằng hơn một triệu người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ đang bị bạo hành trong “các trại cải tạo” ở Tân Cương, được thiết kế để ép buộc họ từ bỏ bản sắc tôn giáo của ḿnh.
Ảnh chụp binh lính Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. (Ảnh: The Epoch Times)
Theo ông Autry, việc Tổng thống Trump buộc chính quyền Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về phép tắc thương mại, là một hành động dũng cảm, và là một điều mà có lẽ chỉ một nhà lănh đạo tâm huyết với đất nước và không hề nao núng trước áp lực của truyền thông, mới có thể thành công.
Ông Autry lưu ư việc chính quyền Trump công khai chỉ trích Trung Quốc trắng trợn đóng cửa thị trường, trung chuyển sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu, lạm dụng quan hệ đối tác chung, làm gián điệp và trộm cắp công nghệ, đă cho thấy những tuyên bố của ĐCSTQ chỉ là một sự giả tạo. Tất cả những sự thật này được ghi lại một cách chi tiết trong Báo cáo của Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ nói trên và trong báo cáo của Văn pḥng Chính sách Sản xuất và Thương mại của Nhà Trắng về sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc.
Lời hứa của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Henry Kissinger và những cựu quan chức Mỹ khác, với ngụ ư rằng việc nhân nhượng và làm giàu cho những kẻ chuyên quyền tàn bạo của Trung Quốc, sẽ khiến Bắc Kinh hợp tác có lợi cho những lợi ích của Mỹ, hoặc sẽ giúp cho việc tự do hóa xă hội Trung Quốc, đă không c̣n biện hộ được nữa. Kết quả là hoàn toàn thất vọng.
Trong 2 năm qua, các học giả và giới chuyển thông đă chuyển từ việc nói ra những điều vô nghĩa về tiến bộ tất yếu của Trung Quốc tiến tới chủ nghĩa tư bản và dân chủ, sang việc căn vặn liệu việc áp thuế quan có phải là cách đúng đắn để đối đầu với một chế độ nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều đồng ư là nó được xây dựng dựa trên sự dối trá và gian lận, ông Autry nhận xét.
Hiện đă có những kết quả ban đầu. Chính sách thương mại hiện tại của chính quyền Trump, đă chứng minh tính hiệu quả của nó, đang làm suy yếu nguồn hợp pháp duy nhất của ĐCSTQ, là sự tăng trưởng kinh tế nhờ những phương thức không công bằng và bất hợp pháp. Trái lại, về phía Mỹ, với chính sách thương mại cứng rắn, chính quyền Mỹ cũng sẽ dễ dàng duy tŕ sự tăng trưởng hơn so với suy nghĩ của rất nhiều người.
Rơ ràng, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với GDP trong năm 2017 đạt 19,4 ngh́n tỷ USD, ít nhất 60% lớn hơn so với GDP của Trung Quốc ở mức 12,2 ngh́n tỷ USD, và có thể lớn nhiều hơn nữa, khi con số GDP đáng ngờ của Trung Quốc bị ‘bẻ cong’ sao cho phù hợp với các mục tiêu chính thức của ĐCSTQ.
Theo ông Autry, do mức tiêu thụ chiếm một phần lớn trong GDP của Mỹ, thị trường hàng hóa của Mỹ lớn hơn nhiều lần so với của Trung Quốc. Mỹ cũng là nền kinh tế lớn, lành mạnh nhất, với mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần 50 năm qua. Trung Quốc có lẽ không thể bắt kịp nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, Mỹ có dân số nhỏ hơn rất nhiều, giúp cho các chỉ số tính b́nh quân đầu người, cũng rất lớn. Người dân Mỹ cũng bị đánh thuế ít hơn so với các đối tác trên thế giới, và có thể chi tiêu nhiều hơn nhiều so với công dân của bất kỳ quốc gia lớn nào.
Quan trọng nhất, Trung Quốc đang trả phần lớn thuế quan của Mỹ. Trong khi những người ủng hộ thương mại tự do đă cố gắng làm người tiêu dùng sợ hăi với các mối đe dọa về việc tăng giá khủng khiếp, nhưng điều đó đă không xảy ra. Điều này là do bất kỳ chi phí phát sinh thêm nào trong việc phân phối sản phẩm, có thể hoặc được phân bổ cho người tiêu dùng thông qua giá bán cao hơn, hoặc phân bổ cho nhà sản xuất, thông qua việc giảm bớt lợi nhuận doanh nghiệp.
Một nghiên cứu thị trường gần đây do công ty Econpol thực hiện, kết luận: “Khi thuế quan tăng 25 điểm phần trăm, khiến cho giá cả hàng tiêu dùng Mỹ, đối với tất cả các sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế, tăng trung b́nh 4,5 điểm phần trăm, trong khi giá sản xuất của các công ty Trung Quốc giảm 20,5 điểm phần trăm”.
Hăy đừng quên rằng toàn bộ 25% thuế quan được nộp vào Kho bạc Mỹ, nuôi sống nền kinh tế của Mỹ, chứ không phải của Trung Quốc, ông Autry lưu ư.
Ngoài ra, nếu giá các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc bị tăng lên do áp thuế, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ phải t́m hàng thay thế từ các nguồn khác, giúp cho người tiêu dùng Mỹ có được sự lựa chọn, không buộc phải mua hàng hóa giá quá cao từ Trung Quốc.
Ông Autry cho rằng sự thành công của chính quyền Tổng thống Trump không phải là điều bất ngờ. Khi một số các quan chức được bổ nhiệm bị chỉ trích v́ không đáp ứng được sự kỳ vọng, Tổng thống Trump đă nhanh chóng loại bỏ. Thậm chí, ông Trump đă công khai bày tỏ sự hối tiếc về việc bổ nhiệm ông Steven Mnuchin làm bộ trưởng tài chính do ông này đă để cho chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang tăng lăi suất, một động thái mà ông Trump lo ngại sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích kinh tế Mỹ.
Ngược lại, nhóm các quan chức tại Hội đồng Thương mại Quốc gia, Bộ Thương mại và Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ, là rất tài t́nh và khôn khéo, đă đứng vững trước một cuộc tấn công không ngừng vào chính sách thương mại, từ giới truyền thông, được Trung Quốc hậu thuẫn, ông Autry nhận xét. Duy Minh