Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du châu Âu, thì sẽ tới thủ đô Brussel của Bỉ để dự cuộc cấp cao thường niên giữa EU và Trung Quốc, sau đó sẽ thăm Italy và Pháp, khiến chuyến công du châu Âu của ông Tập Cận Bình lại được để ý đến nhiều, vì chương trình "Vành đai và Con đường" đầy tham vọng của Bắc Kinh, làm nhiều nước châu Âu tỏ ra thận trọng .
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Italy, công quốc Monaco và Pháp tuần này, giữa lúc chính phủ ở Rome được cho là sẽ tham gia chương trình "Vành đai và Con đường" đầy tham vọng của Bắc Kinh trong khi các nước châu Âu khác tỏ ra thận trọng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 18/3 cho biết ông Tập sẽ tiến hành các chuyến thăm cấp nhà nước từ 21 đến 26/3, song không nói rõ chi tiết về lịch trình của nhà lãnh đạo, theo AFP.
Ông Tập Cận Bình sẽ thăm Italy, Monaco và Pháp từ 21 đến 26/3. Ảnh: Reuters.
Chuyến công du châu Âu của ông Tập diễn ra khi các cường quốc châu Âu đang tìm cách cân bằng giữa lo ngại về sức ảnh hưởng của Trung Quốc và nhu cầu về đầu tư từ nước ngoài.
Tuần trước, Trung Quốc đưa ra hứa hẹn về sự hợp tác lớn hơn trong khuôn khổ "Vành đai và Con đường" với các công ty Mỹ và châu Âu. Đây được xem là nỗ lực để chống lại những chỉ trích ngày càng gia tăng cho rằng sáng kiến của ông Tập chủ yếu nhằm áp đặt sự ảnh hưởng của Bắc Kinh với các nước tham gia.
Một quan chức Italy tuần trước nói Rome sẽ ký với Bắc Kinh một bản ghi nhớ không có giá trị ràng buộc pháp lý để chính thức ủng hộ sáng kiến có giá trị lên đến 1.000 tỷ USD, còn được gọi là "Con đường Tơ lụa Mới".
Thông qua chương trình "Vành đai và Con đường", Bắc Kinh đã hỗ trợ tài chính cho các dự án hạ tầng, hàng hải, đường sắt, đường bộ trên khắp ba châu lục Á - Âu - Phi. Song những ý kiến chỉ trích cho rằng những dự án này chủ yếu làm lợi cho các công ty Trung Quốc trong khi lại tạo ra "bẫy nợ" cho các nước dễ tổn thương.
Sự sẵn lòng của Italy trong việc cân nhắc bắt tay với Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại tại Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), cũng như cho phép Trung Quốc can thiệp vào các lĩnh vực như viễn thông và cảng biển.
Sau tuyên bố của Italy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước nói các nước EU nên có một "cách tiếp cận chung" với Trung Quốc.
"Việc Trung Quốc tham gia vào sự phát triển của nhiều nước là chuyện tốt nhưng tôi tin vào tinh thần bình đẳng, có qua có lại. Tinh thần bình đẳng có nghĩa là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia", ông Macron nói.
Pháp cho hay nước này sẽ áp đặt các biện pháp kiểm tra bổ sung với các nhà sản suất thiết bị, bao gồm tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei.