Thương vụ S-400 của Nga đă phá hủy mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Mối quan hệ này bị phá vớ ra sao? Chúng ta cùng xem các chuyên gia lư giải.
Việc Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ khiến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng. Những bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm rộng hơn sau thương vụ mua bán vũ khí này.
Theo Al-monitor, mặc phản đối dữ dội từ phía Mỹ, Nga khăng khăng rằng việc nước này bán hệ thống pḥng thủ tân tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là “chuyện làm ăn”.
“Đây là hệ thống pḥng thủ mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ muốn có và chúng tôi cũng muốn bán hệ thống này”, Viktor Kladov, Giám đốc chính sách khu vực và hợp tác quốc tế tại công ty quốc pḥng Nga Rostec chia sẻ tại một cuộc hội thảo quốc pḥng mới đây ở Abu Dhabi. “Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác và đối tác tiềm năng mặc ai đó thích hay không thích”.
Khi được hỏi liệu Nga sẽ tiếp cận chào bán máy bay Su-35 của nước này trong bối cảnh Mỹ từ chối chuyển giao F-35 cho Ankara, ông Kladov khẳng định: “Mọi thứ không diễn ra theo cách đó. Trước hết, điều đó phải được Thổ Nhĩ Kỳ quyết định”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và người đồng cấp Nga, Mỹ
Việc Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ khiến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng. Washington được coi là có nhiều lư do khi phản đối thỏa thuận giữa Ankara và Moscow. Vốn xem S-400 là một mối đe dọa tiềm tàng với các vũ khí của họ, đặc biệt là F-35, Washington khẳng định các thành viên NATO chỉ nên mua vũ khí trong nội bộ khối để duy tŕ "khả năng tương tác".
Tuy nhiên, theo Tổng thống Erdogan, một lư do khác khi Washington muốn gây sức ép lên Ankara v́ nước ông đang ngày càng độc lập, kể cả trong vấn đề an ninh quốc pḥng lẫn giải quyết các vấn đề trong khu vực.
S-400 làm rộng thêm những bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
Lúc đầu Nga chỉ xem nhu cầu sở hữu hệ thống pḥng thủ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là một nghệ thuật đàm phán mà Ankara đang hướng đến để mặc cả trong thương vụ mua hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất. Nhưng khi các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ diễn ra, Moscow đă triển khai hợp đồng theo cả hướng kinh tế lẫn chính trị. Hợp đồng mua bán này vừa làm rộng thêm những bất đồng giữa Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ vừa làm gia tăng mối quan hệ Moscow và Ankara.
Moscow và Ankara từng trao đổi nhiều về vấn đề giá trị của hợp đồng và việc liệu Nga có sẵn sàng chuyển giao công nghệ nhạy cảm. Hồi tháng 12/2017, Giám đốc điều hành của tập đoàn Rostec Sergey Chemezov đă ấn định giá trị hợp đồng S-400 là 2,5 tỷ USD. Việc chuyển giao S-400 dự kiến diễn ra vào mùa Thu năm nay.
Hôm 10/2, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Washington Post, ông Chemezov đă gọi phản ứng của Mỹ với hợp đồng này là “minh chứng của sự cạnh tranh không lành mạnh”. Ông cũng khẳng định Moscow không quan tâm đến vấn đề an ninh trong việc bán hệ thống này cho thành viên NATO v́ S-400 “không phải là một hệ thống tấn công, nó là hệ thống pḥng thủ”.
“Chúng tôi có thể bán sản phẩm này cho Mỹ nếu họ muốn mua”, ông Chemezov cho biết thêm.
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng S-400 sẽ mang đến cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống tên lửa chống máy bay tầm xa đầu tiên. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang sử dụng hệ thống tầm trung MIM-14 và MIM-23 do Mỹ sản xuất cùng Rapier tầm ngắn của Anh.
Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí quân sự Nga khẳng định đặc tính quân sự của phiên bản S-400 xuất khẩu khác với những phiên bản nội địa Nga.
Nhưng một nhà phân tích quân sự khác, Mikhail Khodarenok lại khẳng định hệ thống được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ tạo thành “một trong những hệ thống pḥng thủ tân tiến nhất trên thế giới có thể đặt không phận của nước này dưới sự bảo vệ tối đa”.
Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận hợp tác công nghệ quân sự của Nga Dmitry Shugaev khẳng định rằng Moscow hiểu tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc phát triển ngành quốc pḥng của nước này. Ông khẳng định Nga đă đưa ra một số “đề xuất cứng rắn” về những dự án mà Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm, đặc biệt là về động cơ và công nghệ hàng không.
“Hợp đồng S-400 thể hiện sự hợp tác công nghệ nhiều hơn”, ông Dmitry Shugaev khẳng định. “Chúng tôi chuẩn bị địa phương hóa sản xuất một số thành phần trong hệ thống này (tại Thổ Nhĩ Kỳ)”.
Washington cảnh báo Ankara rằng việc mua S-400 sẽ làm hại quá tŕnh mua máy bay F-35 của Mỹ và thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ c̣n phải chịu một số sự trừng phạt.
Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đă khẳng định việc mua S-400 là “hợp đồng đă hoàn thành” và khẳng định Ankara sẵn sàng cân nhắc mua hệ thống pḥng thủ tân tiến hơn nữa là S-500 của Nga.
Với Mỹ, việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400 dường như là điều khó chấp nhận. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đă gửi thư cho Quốc Hội yêu cầu chấm dứt ưu đăi thương mại cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Bức thư khẳng định Mỹ không xem Thổ Nhĩ Kỳ là nước đang phát triển và sẵn sàng chấm dứt việc miễn thuế cho hàng hóa của Ankara theo thỏa thuận năm 1975.
Những ngày sau đó, tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Mỹ Curtis Scaparrotti khẳng định nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua S-400, Washington không nên tiếp tục cung cấp tiêm kích F-35 cho nước này.
Ngoài ra, Mỹ c̣n cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về hàng loạt biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) nếu họ quyết mua S-400.