Hăng thông tấn Tass Dẫn tuyên bố của người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov hôm 25/2, hăng thông tin Tass cho biết Tổng thống Nga Putin không bao giờ đề cập đến bất kỳ địa chỉ địa lư nào tên lửa Nga nhắm đến, đặc biệt là không bao giờ tuyên bố trực tiếp ư định nhắm tên lửa vào Mỹ.
Tên lửa đạn đạo tầm xa của Nga trong một cuộc diễu binh qua Điện Kremlin
"Mặc dù nước Nga tuyên bố sẵn sàng đáp trả tương xứng với việc triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Mỹ tại Đông Âu trong Thông điệp liên bang thường niên của ḿnh vào ngày 20/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă không nêu tên bất kỳ địa chỉ địa lư nào tên lửa Nga có thể được nhắm đến" - thông báo của người phát ngôn Tổng thống Nga cho biết.
"Tổng thống nói rằng nếu đất nước của chúng ta bị đe dọa và các tên lửa tầm trung và tầm ngắn được triển khai đến gần biên giới của chúng tôi, một sự đáp trả tương ứng sẽ phải đượ thực hiện.
Các tên lửa của chúng tôi không chỉ nhắm vào các bệ phóng mà c̣n tại các vùng lănh thổ - nơi đặt đầu năo ra quyết định đe dọa nước Nga. Chúng tôi không nhắc đến Mỹ, hay bất kỳ quốc gia nào. Nước Nga chỉ đáp trả lại những sự đe dọa mà thế lực nào đó nhắm đến" - ông Peskov nhấn mạnh.
Mỹ vừa qua đă đưa ra thông tin cảnh báo Nga đang đe dọa toàn châu Âu, và Nhà Trắng phát đi tín hiệu yêu cầu toàn bộ NATO cần phải đoàn kết, không để nỗi sợ hăi nước Nga lấn át. Ngoài ra, nhiều kênh truyền h́nh đưa ra suy đoán Điện Kremlin sẽ chỉ thị tên lửa của họ nhắm vào tận lănh thổ nước Mỹ.
Trước thông tin này, ông Peskov giải thích: "Chúng tôi không bao giờ can thiệp vào các chính sách biên tập của các kênh truyền h́nh.
Chúng tôi cũng không can thiệp vào các phát ngôn của nước ngoài. Chúng tôi quan tâm đến cách hành động của Nga như một mục tiêu xuyên suốt và ổn định. Nếu không có sự đe dọa, th́ Nga không đáp trả".
Cách phát ngôn của Điện Kremlin một lần nữa làm rơ lập trường của Nga về vấn đề Hiệp ước INF bị hủy: Nga không phải là người xé bỏ bản Hiệp ước ấy, mà là Mỹ. Nga không phải là người mang tên lửa đến đặt trước cửa nước khác, mà là Mỹ. Và Nga không nhắm tên lửa vào bất kỳ ai nếu ḿnh không bị đe dọa.
V́ thế việc Mỹ áp đặt Nga trở thành nỗi sợ hăi của toàn châu Âu một lần nữa cho thấy lập luận lố bịch của Washington. Nhà Trắng châm ng̣i cuộc chiến này, và sau đó đưa ra những yêu cầu mang tính gây chiến: đưa tên lửa đến lănh thổ đồng minh để bảo vệ đồng minh.
Điện Kremlin đă làm sáng tỏ vấn đề, không có sự đe dọa hay mất ổn định nào ở châu Âu để Washington phải mang tên lửa đến. Sự bất ổn đó chỉ diễn ra khi Mỹ muốn "bảo vệ" đồng minh của họ.
Cần chú ư thêm một thông tin, hôm 24/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc phỏng vấn với CNN đă đánh giá: "Tuyên bố của ông Putin trong thông điệp liên bang chỉ nhằm đánh lạc hướng các cáo buộc của Mỹ rằng Moscow đă vi phạm INF. Ông ta cố gắng phóng đại nhằm chia rẽ Mỹ và các đồng minh".
Những lập luận mà Điện Kremlin đưa ra nêu trên như một lời phản bác với quan điểm của ông Mike Pompeo, rằng không có sự phóng đại nào ở đây. Chỉ có một thực tế là châu Âu và Mỹ đang có những sự chia rẽ v́ quan điểm mang tên lửa đến lục địa già của Mỹ.
VietBF © sưu tầm