Lửa và thịnh nộ' Nga khiến Mỹ bất an. Chính nNga đă dùng chiến thuật này của Mỹ. Đây là lời cảnh báo của Tổng thống Putin là phiên bản mở rộng của “Lửa và thịnh nộ”, vốn được Tổng thống Trump sử dụng nhắm vào Triều Tiên.
Nga dùng chiến thuật của Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Thông điệp liên bang hôm 20/2 tuyên bố sẽ nhắm tên lửa vào châu Âu và Mỹ nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai tên lửa tại Ba Lan và Romania, nơi có tầm ngắm gần Nga hơn.
Nhà lănh đạo Nga nói rơ Moscow sẽ buộc phải tạo ra và triển khai các loại vũ khí có thể nhắm tới không chỉ những vùng lănh thổ bố trí các tên lửa này mà c̣n cả Mỹ.
Theo ư giải thích của ông Putin, trong khi các tên lửa của Mỹ đă nhắm mục tiêu vào Nga, việc đặt các tên lửa gần Nga hơn, cụ thể là ở châu Âu, sẽ cho phép những tên lửa này bắn tới Moscow chỉ trong ṿng 10-12 phút. Đây được coi là mối đe dọa thực sự đối với nước Nga.
Tổng thống Nga V. Putin đọc Thông điệp liên bang hôm 20/2
Giới phân tích quốc tế cho rằng lời cảnh báo của Tổng thống Putin là phiên bản mở rộng của “Lửa và thịnh nộ”. Đây chính là lời đe dọa mà Tổng thống Trump từng sử dụng để nhắm vào Triều Tiên. Phát biểu của Tổng thống Putin cho thấy sự thay đổi nguy hiểm trong mối quan hệ Nga-Mỹ.
Giới phân tích Mỹ th́ cho rằng Thông điệp liên bang chỉ là một thành phần trong số chuỗi sự kiện chính của Tổng thống Nga, bao gồm việc trả lời trực tiếp trên truyền h́nh, cuộc họp báo lớn thường niên và thông điệp liên bang. Chuyên gia Mỹ Yuval Weber đánh giá các chương tŕnh này đều “phô trương một cách không tự nhiên”.
Theo chuyên gia Weber, điều quan trọng cần lưu ư là nội dung của bài phát biểu. Tỷ lệ người dân ủng hộ Tổng thống Putin đă giảm sút ở trong nước, cùng với việc xuất hiện khá ít những tin tức tích cực về nền kinh tế. Theo chuyên gia Weber, Tổng thống Putin cần một thứ ǵ đó để thu hút sự chú ư và sự chú ư đó đặc biệt phải tập trung vào lợi thế của ông, hoặc sức mạnh cốt lơi, hoặc là an ninh.
Chuyên gia Mỹ tiếp tục luận điệu quen thuộc thời gian qua của Washington là Nga đă vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), song việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này đă tạo ra một lời biện minh hoàn hảo bởi Nga có thể tuyên bố rằng họ đă tuân thủ hiệp ước trong khi những đối thủ của họ luôn nguy hiểm và thất thường.
Một điểm đáng chú ư khác trong phát biểu của Tổng thống Putin mà chuyên gia Mỹ nhận ra chính là thông điệp gửi tới các nước châu Âu. Việc đe dọa nhắm tên lửa trực tiếp vào Mỹ, theo ông Weber, chính là nhằm “tái khẳng định với châu Âu rằng những vũ khí mới chỉ tập trung vào Mỹ chứ không phải châu Âu, đặc biệt là nếu họ hợp tác (với Nga) và giảm sự đoàn kết với Mỹ”.
Tên lửa 9M729 của Nga bị Mỹ cáo buộc vi phạm INF
Chuyên gia Mỹ thậm chí c̣n tỏ ra lo lắng cho ḥa b́nh thế giới khi ám chỉ phát biểu của Tổng thống Nga gây khó khăn cho việc định h́nh an ninh toàn cầu sau khi chấm dứt INF.
Chuyên gia Weber nói: “Việc chấm dứt hiệp ước c̣n cho phép Nga và Mỹ đặt các vũ khí hạt nhân tầm trung quanh Trung Quốc một cách hợp pháp, điều có thể xảy ra trong thập kỷ tới”. Chuyên gia Weber cho rằng đây là “lư do thực sự để giải thích tại sao cả Mỹ và Nga đều không quá thất vọng khi chấm dứt INF”.
Điều Mỹ lo sợ
Trong khi đó, một chuyên gia người Mỹ khác là Henry Sokolski đánh giá bài phát biểu của Tổng thống Putin có thể không khơi mào những căng thẳng mới với Mỹ hoặc đặt ra bất kỳ mối đe dọa mới nào, song điều mà nó báo hiệu chính là “sự hung hăng trong lời lẽ”, động thái mà chuyên gia Mỹ gọi là “đi sai hướng”.
Chuyên gia người Mỹ nói rằng vẫn có lư do để lo lắng ngay cả khi bài phát biểu của Tổng thống Nga chỉ mang tính đe dọa. Lư do được chuyên gia này đưa ra chính là một cuộc đua bùng phát sau khi Mỹ “xé bỏ” các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế.
Chuyên gia Sokolski nói: “Chúng tôi biết họ rất thích cạnh tranh, và họ muốn xây dựng một số thứ nhất định...Hăy cho chúng tôi một h́nh ảnh về sự chiến thắng. Chiến thắng trông như thế nào? Điều đó không rơ ràng với chúng tôi, với các đồng minh của chúng ta, và thành thật mà nói, kể cả với những đối thủ của chúng ta…”
Theo chuyên gia này thừa nhận nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump “đang mộng du, trong lĩnh vực chính trị. Chúng ta đang để những hy vọng và nỗi sợ hăi tác động tới đánh giá của chúng ta. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải thực tế hơn”.
Trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ gọi lời cảnh báo của Tổng thống Putin là đ̣n tuyên truyền nhằm đánh lạc hướng việc Nga vi phạm INF th́ NATO tuyên bố thông điệp của nhà lănh đạo Nga hướng tên lửa vào các “nước đồng minh” của liên minh quân sự này là “không thể chấp nhận”.
NATO biện hộ cho cơ sở tên lửa của Mỹ tại Romania và Ba Lan
Ngay sau Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga, người phát ngôn NATO một lần nữa biện hộ cho Mỹ khi nói rằng hệ thống tên lửa mà họ thiết lập ở Romania và Ba Lan chỉ mang tính pḥng thủ, hoàn toàn không vi phạm INF.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đă mỉa mai: “Tại sao phải xúc động như vậy? Mới một năm trước đây, các đối tác phương Tây đều tuyên bố rằng các bộ phim hoạt h́nh của Nga với các loại vũ khí mới không đáng để lo ngại v́ tất cả là tṛ lừa bịp của Kremlin”.
Bà Zakharova nhấn mạnh đây hoàn toàn là “biện pháp đáp trả” trong trường hợp hành động hung hăng của các “đối tác”.
Bà Zakharova nói: “Chẳng lẽ họ vẫn nghĩ chúng tôi vẫn sẽ chụp ảnh selfie với họ sau khi NATO tiếp tục mở rộng, Mỹ rút khỏi INF, tăng cường lực lượng quân sự ở châu Âu và phương Tây thường xuyên can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác?”.
Trong khi đó, báo chí Nga tiếp tục gia tăng sức nặng cho lời cảnh báo của Tổng thống Putin bằng các bài phân tích về năng lực của một số mẫu vũ khí mới mà Nga đang phát triển.
Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Putin cho biết ngư lôi hạt nhân tự hành Poseidon sẽ được Nga hạ thủy vào mùa Xuân này. Ngay lập tức cùng ngày 20/2, Bộ Quốc pḥng Nga đă cho công bố h́nh ảnh cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên của mẫu vũ khí hủy diệt này.
H́nh ảnh đồ họa tên lửa Zircon của Nga
Ngày 21/2, trang B́nh luận quân sự của Nga khẳng định tên lửa siêu vượt âm Zircon của Nga đủ sức tấn công các trung tâm điều khiển tên lửa trên lănh thổ Mỹ trong ṿng 5 phút. Theo chuẩn đô độc Nga Vsevolod Khmyrov, việc điều khiển mọi tổ hợp tên lửa đă và sẽ được triển khai ở châu Âu đều được thực hiện từ các trung tâm bố trí trên lănh thổ Mỹ. Bằng cách bố trí các phương tiện hỏa lực và thông tin ở các nước đồng minh cách xa, Mỹ chỉ tính toán cho an ninh của riêng ḿnh.
Với việc Zircon sẽ được trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm, Nga có thể đưa các phương tiện mang cách bờ biển Mỹ chỉ 500km và tiêu diệt các mục tiêu bờ biển cũng như ở sâu trong đất liền trên 500km chỉ trong ṿng 5 phút.
Chuẩn đô đốc Khmyrov khẳng định các hệ thống siêu vượt âm như Zircon của Nga là không thể đánh chặn và có thể xuyên thủng mọi lớp pḥng thủ. Với việc bố trí Zircon với tầm bắn hơn 1.000km, Nga không chỉ có khả năng tiêu diệt các tổ hợp được Mỹ bố trí ở châu Âu mà c̣n trực tiếp uy hiếp các trung tâm ra quyết định trên lănh thổ Mỹ.