Điều này rất dễ xẩy ra. Hiện nay Nga muốn dùng “quyền lực mềm” thâu tóm thị trường vũ khí Đông Nam Á? Nhưng đằng sau nó là ǵ?
Gia tăng các thỏa thuận mua bán vũ khí với các nước Đông Nam Á đă giúp Nga củng cố “quyền lực mềm”, song điều đó cũng kéo theo nhiều hệ lụy.
"Quyền lực cứng" của Nga là điều đă được biết tới rất rơ. Tổng thống Vladimir Putin đă thể hiện quyền lực này thông qua các hoạt động ở Ukraine và Syria. Nhắc đến “quyền lực cứng”, cũng không thể bỏ qua kho vũ khí hạt nhân của Nga. Trong thông điệp liên bang tháng 3/2018, Tổng thống Nga Putin đă lần đầu tiên chính thức tiết lộ về 6 loại vũ khí có khả năng vũ trang hạt nhân, đồng thời tuyên bố không nước nào trên thế giới có các vũ khí sở hữu được những tính năng kỹ chiến thuật tương tự.
Máy bay Su-35 của Nga. Ảnh: National Interest.
Mới đây, báo cáo của Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI) lại tiết lộ một khía cạnh khác về sức mạnh của Nga. Theo dữ liệu mới công bố của SIPRI, Nga là nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự hàng đầu của khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương. Giới phân tích cho rằng “quyền lực mềm” này không được thể hiện rơ nét như các động thái quân sự Tổng thống Nga Vladimir Putin đă thực hiện nhằm b́nh ổn các khu vực xung đột, nhưng lại bộc lộ những tác đồng tiềm ẩn về mặt địa chính trị. Trong báo cáo tổng kết năm 2018, SIPRI cho biết, Nga đă vượt Anh trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Các tập đoàn xuất khẩu vũ trang Nga chiếm khoảng 10% trong top 100 đơn vị bán vũ khí lớn nhất thế giới, đạt 38 tỷ USD năm 2018. Báo cáo cũng cho biết sự tăng trưởng hàng năm của Nga về doanh số bán vũ khí phần lớn được thúc đẩy bởi các nước Châu Á. Khu vực Nam và Đông Nam Á hiện chiếm hơn 60% tổng lượng vũ khí xuất khẩu của Nga.
Xu hướng lựa chọn vũ khí của Nga gia tăng đặc biệt sau khi Ấn Độ và Trung Quốc kư kết các hợp đồng mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga với giá trị lần lượt là 5,5 tỷ USD và 3 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bài phân tích đăng tải trên trang web của Viện nghiên cứu Lowy, nhà phân tích Matt Bartlett cho rằng, trên thực tế, lượng vũ khí mà các nước Đông Nam Á mua của Nga c̣n lớn hơn sức mua của cả Trung Quốc và Ấn Độ gộp lại. Chẳng hạn như Indonesia đang đàm phán để mua máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 do Nga sản xuất. Philippines, đồng minh của Mỹ, đă tiếp cận các loại vũ khí hạng nặng của Nga, cũng như nhận nhiều vũ khí và phương tiện khác do Moscow tài trợ.
Sở dĩ các nước Đông Nam Á tăng cường đầu tư mua khí tài quân sự là bởi lo ngại những bất ổn về an ninh trong khu vực. Một mặt Đông Nam Á vẫn đang t́m cách đối phó với hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông. Mặt khác khu vực này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ phiến quân và khủng bố tăng cường các vụ tấn công nhằm vào dân thường và lực lượng an ninh.