Các vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo của Iran bị thất bại. Giới chức nước này nghi ngờ do có "bàn tay đen" phá hoại của t́nh báo Mỹ.
Iran nghi ngờ Mỹ đă phá hoại các vụ phóng vệ tinh của ḿnh
Iran nghi ngờ Mỹ phá hoại các vụ phóng vệ tinh
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif hôm 15/02 đă xác nhận, Teheran đă hai lần phóng vệ tinh trong hai tháng qua và đều bị thất bại. Giới chức lănh đạo Tehran không loại trừ rằng các chương tŕnh phá hoại bí mật của Mỹ có thể can dự vào việc này, NBC đưa tin.
Trước đó, New York Times dẫn lời đại diện chính thức của chính quyền tổng thống Mỹ tiết lộ, Nhà Trắng đă đẩy nhanh chương tŕnh bí mật của t́nh báo Hoa Kỳ, nhằm mục đích phá hoại tên lửa Iran.
Các quan chức nói với tờ báo rằng, chương tŕnh bí mật nhằm chống tên lửa Iran là một phần chiến dịch của lực lượng t́nh báo Hoa Kỳ nhằm làm suy yếu tiềm năng khoa học công nghệ của lực lượng vũ trang Tehran và cô lập nền kinh tế của đối thủ vùng Vịnh.
Đồng thời, tờ báo cùng tiết lộ là các nguồn tin lưu ư rằng, không thể đánh giá chương tŕnh là thành công, v́ trong thời gian gần đây, hai nỗ lực phóng vệ tinh của Iran đều không thành công và trong mười một năm qua, 67% các vụ phóng quỹ đạo của Iran đă thất bại.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền h́nh NBC, Ngoại trưởng Zarif nói rằng, có lẽ hai lần thử phóng vệ tinh đă thất bại v́ chương tŕnh phá hoại của Mỹ và hiện nay, Teheran đang nghiên cứu chi tiết về vụ việc.
"Hoàn toàn có thể [có những vụ phá hoại]. Hiện tại chúng tôi chưa xác định chắc chắn về điều này" - Bộ trưởng nói, trả lời câu hỏi về những tác động có thể của chương tŕnh phá hoại của Hoa Kỳ. "Chúng tôi cần nghiên cứu điều này cẩn thận để kết luận chính xác" - ông nói thêm.
Được biết, trước đây B́nh Nhưỡng cũng đă nhiều lần tố cáo về các hoạt động phá hoại bí mật của lực lượng t́nh báo Mỹ đối với chương tŕnh phóng vệ tinh, phát triển công nghệ hạt nhân và chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên và đă áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.
Cuối cùng, Triều Tiên cũng đă thành công trong tất cả các dự án với việc làm chủ công nghệ chế tạo bom H, hoàn thiện công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 và phóng thành công các vệ tinh Kwangmyongsong (“Quang Minh Tinh”, tức là “Sao sáng”) với tên lửa đẩy Unha (“Ngân Hà”).
Do đó, giới chức lănh đạo Tehran có thể sẽ xem xét học hỏi những kinh nghiệm mà chính quyền B́nh Nhưỡng đă áp dụng thành công để ngăn chặn sự phá hoại của t́nh báo Mỹ.
Bốn phương pháp Mỹ có thể áp dụng để phá hoại kế hoạch phóng vệ tinh Iran
Theo giới chuyên gia, người Mỹ có thể áp dụng bốn phương pháp phá hoại kết hợp nhiều biện pháp để ngăn chặn, phá hoại các vụ phóng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa đẩy mang vệ tinh của Iran, bao gồm:
Phương pháp thứ nhất: Phá hoại bộ phận nhiên liệu của tên lửa [hoặc tên lửa đẩy], hệ thống dẫn đường của nó hoặc hệ thống thông tin liên lạc, hoặc bộ phận vỏ tên lửa hoặc các bệ phóng của nó, dẫn đến tên lửa đạn đạo không thể phóng được [hoặc tên lửa đẩy không thể đưa vệ tinh lên quỹ đạo].
Biện pháp: Cắt dây cáp hoặc đường dẫn nhiên liệu, thay đổi lập tŕnh hệ thống kiểm soát bay… Trong phương án này, người thực hiện có thể là các kỹ sư Iran bị Mỹ mua chuộc hoặc hỗ trợ Mỹ v́ ḷng căm thù chế độ hay lợi dụng sự ghen tị lẫn nhau của giới chuyên gia...
Phương pháp thứ hai: Phá hoại hệ thống chỉ huy và kiểm soát của tên lửa [hoặc tên lửa đẩy], chẳng hạn như thay đổi lệnh bay, hệ thống khởi động đánh lửa, hoặc can thiệp ra lệnh cho nó tự hủy (lệnh này được lập tŕnh để tránh cho tên lửa rơi xuống một vị trí ngoài ư muốn hoặc rơi vào tay kẻ thù).
Biện pháp: Bí mật cài lại các tệp lệnh dẫn đường trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát, hoặc can thiệp vào bộ điều khiển chịu trách nhiệm đưa ra các lệnh dẫn đường tên lửa. Thủ phạm có thể là nhân viên trung tâm điều khiển hoặc kỹ sư quân sự tham gia vào xây dựng chương tŕnh chỉ huy và kiểm soát.
Hai phương pháp trên chủ yếu do các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật của Iran [hoặc nước nào mà Mỹ muốn phá hoại] trực tiếp thực hiện, can thiệp ngay từ đầu vào phần mă nguồn của các lệnh hệ thống.
Phương pháp thứ ba: Sử dụng các thiết bị chiến tranh điện tử, tác động trực tiếp vào các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Trung tâm kiểm soát vụ phóng bằng cách phát các xung điện từ mạnh mẽ để cắt đứt hoặc gây nhiễu các đường truyền số liệu, phá vỡ thiết lập thông tin liên lạc của Trung tâm chỉ huy với tên lửa [hoặc tên lửa đẩy].
Biện pháp: Do các kỹ thuật viên tiến hành từ các tàu trinh sát-tác chiến điện tử; máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không, máy bay tác chiến điện tử hoặc vệ tinh quân sự của tất cả các lực lượng không quân, lục quân và hải quân của Mỹ và một vài đồng minh lớn ở châu Âu có tŕnh độ cao về công nghệ quân sự và chiến tranh điện tử.
Phương pháp thứ tư: Tiến hành một cuộc tấn công từ trên mạng chống lại hệ thống kiểm soát của tên lửa đạn đạo [hoặc tên lửa đẩy mang vệ tinh], thay đổi các lệnh được truyền dẫn qua mạng máy tính để làm rơi tên lửa.
Biện pháp: Biện pháp này được thực hiện thông qua việc cấy các phần mềm độc hại cho phép kẻ tấn công để nắm quyền kiểm soát của hệ thống máy tính mà không bị phát hiện, chủ yếu do các cơ quan t́nh báo Mỹ, đầu tiên và quan trọng nhất là Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA-National Security Agency).
Hai phương pháp sau chủ yếu do lực lượng của Mỹ và đồng minh trực tiếp tiến hành các biện pháp phá hoại.
Mặc dù bốn phương án trên đều có hiệu quả nhưng có thể khẳng định rằng, nó chỉ có thể phá hoại các vụ phóng nhất định và làm chậm các chương tŕnh phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa đẩy vệ tinh của Iran; có tác dụng “làm chậm quá tŕnh phát triển” của các dự án chứ không thể “ngăn chặn tuyệt đối” sự phát triển công nghệ của Iran. Cuối cùng th́ Tehran cũng sẽ thành công với sự phát triển khoa học công nghệ của ḿnh.
VietBF © sưu tầm