Một 'cuộc hẹn ḥ' kỳ lạ giữa Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển với con con gái của Quế Dân Hải, một người Thụy Điển gốc Hoa bị Bắc Kinh giam giữ. Lập tức bà này bị triệu hồi về nước. Bà này sẽ nói ǵ?
Đại sứ quán Thụy Điển tại Bắc Kinh - Ảnh: Internet
Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết Đại sứ Anna Lindstedt đă rời Bắc Kinh vào thứ tư (13.2), BBC đưa tin. Vụ việc bắt nguồn từ một tài khoản được cho là của Angela Quế đă có bài viết nói về cuộc gặp gỡ kỳ lạ có sự góp mặt của bà đại sứ Lindstedt. Angela Quế là con gái Quế Dân Hải, 54 tuổi, người từng bị 2 lần giam giữ tại Trung Quốc.
Cô Quế nói điều ǵ?
Cô Quế, đang học tiến sĩ tại Đại học Cambridge, vốn rất tích cực vận động cho việc cha ḿnh được phóng thích. Ngày 13.2, cô Quế đă viết trên mạng xă hội Medium rằng cô đă được bà Lindstedt liên lạc vào tháng trước với lời mời gặp gỡ một nhóm doanh nhân Trung Quốc, những người tự khoe họ có mối liên hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo cô Quế, bà Lindstedt đă liên lạc với cô để nói rằng "có một cách tiếp cận mới" đối với trường hợp của cha cô. "Bà ấy không giải thích nhiều, nhưng nói rằng có một số doanh nhân mà bà ấy nghĩ có thể giúp đỡ tôi, và họ muốn gặp tôi ở Stockholm".
Cô Quế đă bay đến Stockholm và nhận pḥng tại khách sạn nơi họ hẹn gặp mặt. Từ đó, cô được đưa đến pḥng gặp gỡ các doanh nhân và bà Lindstedt. "Có rất nhiều rượu, rất nhiều người và rất nhiều câu hỏi ngày càng lạ", cô Quế viết.
"Nhưng bởi v́ Đại sứ Lindstedt đă có mặt và dường như ủng hộ bất cứ điều ǵ đang diễn ra, tôi cứ đinh ninh rằng điều này đă được Bộ Ngoại giao Thụy Điển khởi xướng".
Cô Quế nói rằng một trong những doanh nhân ở đó đă gây áp lực buộc cô phải chấp nhận một thỏa thuận mà theo đó, cha cô sẽ ra ṭa và có thể bị kết án "vài năm" tù. Đổi lại, cô sẽ ngừng phơi bày công khai xung quanh việc cha cô bị giam giữ.
Theo bài viết trên mạng Medium của cô Quế, bà Lindstedt đă rất ủng hộ thỏa thuận này. Bà nói với cô Quế rằng Trung Quốc đang "áp dụng một đường lối ngoại giao mới" và nếu cô Quế tiếp tục phơi bày công khai mọi thứ, Trung Quốc có thể "trừng phạt Thụy Điển".
Bộ Ngoại giao Thụy Điển đă nói ǵ?
Sau cuộc gặp kỳ lạ nói trên, cô Quế bay về Anh và liên lạc với Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Cô được thông báo rằng phía Thụy Điển không biết ǵ về chuyện gặp gỡ trên, thậm chí họ cũng không hề biết bà Lindstedt đă có ở trong nước vào tháng trước.
Rasmus Eljanskog, thư kư báo chí của Bộ Ngoại giao Thụy Điển, cho biết một cuộc điều tra nội bộ đă được khởi xướng sau khi có thông tin liên quan đến các sự kiện vào cuối tháng 1. Thụy Điển coi các trường hợp liên quan đến hạn chế trong tự do ngôn luận là nghiêm trọng.
Karl-Olof Andersson, phó Đại sứ Thụy Điển tại Bắc Kinh, cho biết qua điện thoại rằng ông tạm thời là người thay thế vai tṛ của Đại sứ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo thường lệ hôm qua (14.2) rằng bà không có thông tin về vụ việc.
Wall Street Journal liên hệ chuyện bà đại sứ Thụy Điển với chuyện ông đại sứ của Canada. Ngày 26.1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo sa thải Đại sứ nước này tại Trung Quốc là ông John McCallum. Hăng tin Reuters cho biết đây là trường hợp Đại sứ Canada bị chính thức sa thải đầu tiên. Đại sứ McCallum làm mất mặt chính quyền Trudeau với tuyên bố Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Văn Châu có thể tránh nguy cơ dẫn độ sang Mỹ bằng một số “lập luận xác đáng” trước thẩm phán. Ông c̣n nhận xét dẫn độ sẽ không phải kết quả tốt đẹp.
Chúng tôi kết thúc bài viết với hoài nghi bỏ ngỏ: Tại sao các vị đại sứ 2 nước nêu trên ở Trung Quốc lại làm việc không đúng tinh thần và đường lối ngoại giao của nước họ?
Quế Dân Hải là ai?
Ông Quế là đồng sở hữu của Causeway Bay Books, nơi bán những cuốn sách có khuynh hướng chính trị nhạy cảm ở Hồng Kông.
Ông Quế đă mất tích khi đi nghỉ ở Thái Lan vào năm 2015 và sau đó xuất hiện trên truyền h́nh trung ương Trung Quốc để thú nhận về một sự cố lái xe khi say xỉn năm 2003 tại Ninh Ba.
Ông Quế đă hoàn thành bản án 2 năm và được thả ra vào tháng 10.2017. Ông lại bị bắt giữ vào tháng 1.2018 với cáo buộc làm lộ bí mật nhà nước cho nước ngoài và bị giam giữ tại Trung Quốc kể từ đó.