Một nhà báo đă bị bắt v́ lên tiếng phỉ báng tổng thống Philippines. Nhà chức trách Philippines hôm 13-2 đă bắt giam nhà báo Maria Ressa, giám đốc điều hành trang tin điện tử Rappler, v́ tội phỉ báng.
Khi được đưa đến văn pḥng Cục Điều tra quốc gia (NBI), bà Ressa nói với cánh phóng viên: "Chúng tôi không hề sợ hăi. Chẳng có vụ kiện nào, sự tuyên truyền xấu xa nào, lời nói giả dối nào khiến các nhà báo Philippines im tiếng".
Lệnh bắt nhà báo Ressa xuất phát từ đơn kiện bị phỉ báng trên mạng hồi năm 2017 của doanh nhân Wilfredo Keng.
Ông Keng được nêu trong một bài báo đăng trên Rappler hồi năm 2012, cập nhật năm 2014, trích dẫn một bản tin t́nh báo liên hệ ông ta với các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn giết người, buôn người và buôn lậu ma túy.
Bà Ressa từng biện luận rằng bài báo trên trang Rappler đă được đăng tải trước khi luật về tội phạm trên không gian mạng của Philippines có hiệu lực, nên "lúc đó chưa có tội phỉ báng trên mạng".
Nhà báo Maria Ressa, giám đốc điều hành trang tin điện tử Rappler. Ảnh: REUTERS
Ngoài ra, nhà báo Ressa và trang Rappler bị cáo buộc hồi tháng 10-2018 v́ toan tính trốn thuế bằng cách không báo cáo số tiền thu được gần 3 triệu USD tiền hoàn thuế năm 2015 của công ty.
Các h́nh phạt bao gồm một khoản tiền phạt cộng với bản án có thể lên đến 10 năm tù giam dành cho bà Ressa.
V́ Rappler thường phê phán chính sách của Tổng thống Rodrigo Duterte nên bà Ressa cho rằng những lời buộc tội bà "mang động cơ chính trị và bị bịa đặt ra".
Thế nhưng, phát ngôn viên của Tổng thống Duterte, ông Salvador Panelo, tuyên bố "vụ án của bà Maria Ressa không dựa trên cơ sở vi phạm tự do báo chí. Đơn giản là bà ấy phạm tội và ṭa án xác định được căn nguyên để buộc tội bà".
Hồi tháng 1-2018, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái đă thu hồi giấy phép của Rappler v́ vi phạm quy định về quyền sở hữu của nước ngoài nhưng vẫn cho phép website này tiếp tục hoạt động trong khi chưa có phán quyết cuối cùng.
Bà Maria Ressa tại văn pḥng Cục Điều tra quốc gia hôm 13-2. Ảnh: REUTERS
Không chỉ "ác cảm" với trang Rappler, Tổng thống Duterte cũng đă nhiều lần dọa không tái cấp giấy phép cho ABS-CBN, mạng phát thanh truyền h́nh lớn nhất nước này.
Ông từng gọi các phóng viên là "gián điệp" và đe dọa giết chết họ, đồng thời cảnh báo cánh nhà báo "không phải là những trường hợp miễn trừ bị ám sát".
Sau khi nhà báo Ressa bị bắt, trong lá thư gửi Tổng thống Duterte, các cơ quan theo dơi báo chí quốc tế đă bày tỏ mối quan ngại liên quan đến chuyện truy tố bà Ressa.
Nhà báo Ressa từng là trưởng văn pḥng đài CNN ở Jakarta - Indonesia trước khi thành lập trang Rappler năm 2012. Bà đoạt 2 giải thưởng báo chí danh giá: Giải Tự do Báo chí của Ủy ban Bảo vệ nhà báo ở New York - Mỹ và Giải Báo chí quốc tế hiệp sĩ của Trung tâm Nhà báo quốc tế.
Chưa hết, tạp chí Time năm 2018 đă bầu chọn bà và 3 nhà báo khác là Nhân vật của Năm.