Tổng thống Mỹ Donald Trump đă làm thay đổi bộ mặt của nước Mỹ. Ông không giống những người tiền nhiệm. Ở ông luôn luôn 'Nước Mỹ là trên hết'Hungary nói cứng, cả châu Âu chán ngán 'nước Mỹ trên hết'
Hungary nói thẳng lập trường của ḿnh trong quan hệ với Nga và Trung Quốc, bất chấp việc Ngoại trưởng Mỹ đưa ra những sức ép với chính quyền Budapest.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto sau cuộc họp với người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo tại Budapest đă có những phát biểu rất đáng chú ư.
Bất chấp việc ông Pompeo xuất hiện và đưa ra nhiều sức ép với chính quyền Budapest trong việc yêu cầu Hungary ngừng nâng cao các hợp tác với Bắc Kinh và Moscow, Ngoại trưởng Szijjarto cho rằng đă đến lúc phải chấm dứt các luận điệu "đạo đức giả".
"Trên lập trường một quốc gia thành viên đáng tin cậy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, Hungary khẳng định vẫn có quan hệ tốt với Trung Quốc và Nga. Những người đang chỉ trích Hungary cần chấm dứt thói đạo đức giả của ḿnh" - ông Szijjarto nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Szijjarto lư giải, xuất khẩu Hungary sang Trung Quốc chỉ chiếm 1,2% lượng xuất khẩu của EU sang thị trường này. Đức và Anh mới là những đối tác chính của Trung Quốc. Với trường hợp của Nga, dự án Ḍng chảy phương Bắc 2 đang được xây dựng bởi Đức, chứ không phải các công ty của Hungary.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orban
"Hăy dừng yêu cầu Budapest phải ngừng hợp tác với Nga. Cả châu Âu đang mua khí đốt của Nga và Hungary chỉ là một phần trong đó. Chúng tôi đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và xác định nhiệm vụ cơ bản là đảm bao an ninh cho công dân của ḿnh.
Chúng tôi vẫn hợp tác với Mỹ, Budapest và Washington có cách tiếp cận giống nhau trong nhiều vấn đề chính trị, quốc tế. Budapest là một thành viên đáng tin cậy của NATO. Chúng tôi làm chủ và đề pḥng được những rủi ro an ninh quốc gia của ḿnh" - Ngoại trưởng Szijjarto khẳng định.
Với những tuyên bố này, chuyến công du của ông Mike Pompeo dường như đă không đạt được thành công như mong đợi. Từ ngày 11 đến 15/2, Ngoại trưởng Mỹ sẽ lần lượt thăm nhóm nước gồm Hungary, Slovakia, Ba Lan, Bỉ, Iceland.
Ông mang theo nhiệm vụ truyền tải những lo ngại của Washington về việc các quốc gia châu Âu cần hạn chế hợp tác với Trung Quốc và Nga trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có việc tập đoàn Huawei có nguy cơ làm tổn hại đến an ninh thông tin của các quốc gia này, cùng với dừng hợp tác năng lượng với Nga để đảm bảo an ninh năng lượng châu Âu.
Ngoại trưởng Mỹ cũng đang t́m kiếm sự ủng hộ lớn hơn của EU trong việc ngăn chặn dự án Ḍng chảy phương Bắc 2 mà Nga cũng Đức đang gấp rút tiến hành. Dự kiến, những đường ống dẫn khí đốt và dầu của dự án này sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2019.
Những phát ngôn của Hungary đă cho thấy lập trường của họ trong quan điểm hợp tác ngoại giao. Budapest không chấp nhận những áp đặt từ phía Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào trong việc yêu cầu Hungary hợp tác hay ngừng hợp tác với những đối tác của ḿnh.
Tổng thống Trump cùng hai "công tŕnh sư" John Bolton và Mike Pompeo đang t́m cách áp đặt 'nước Mỹ trên hết' lên toàn EU
Có thể thấy rằng, làn sóng chống đối những áp đặt của Mỹ đang ngày càng lan rộng khắp châu Âu. Đầu tiên là việc Đức quyết xây dựng dự án Ḍng chảy phương Bắc 2 với Nga, bất chấp việc Washington đe dọa trừng phạt hay lôi kéo EU tham gia cản trở dự án.
Tiếp đến, việc Pháp và Đức có những hợp tác với Nga liên quan đến giải quyết vấn đề Syria mà không thông qua Mỹ là một tín hiệu cho thấy Washington dần mất đi ảnh hưởng chính trị của họ với châu Âu.
Chưa dừng ở đó, Paris và Berlin là hai chính quyền đi đầu trong việc kêu gọi thành lập một quân đội chung của châu Âu, đảm bảo quyền tự chủ tự quyết của toàn liên minh EU, thay v́ gia tăng các chi phí quốc pḥng theo yêu cầu của Mỹ đối với NATO.
Điểm nhấn mạnh nhất trong làn sóng chống áp đặt của Mỹ là việc Italia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Cộng ḥa tự xưng Donetsk ở Ukraine. Đồng thời, Roma liên tiếp kêu gọi hủy bỏ các lệnh trừng phạt đối với kinh tế Nga và nối lại sự hợp tác của toàn châu Âu với Moscow.
Nga đang chứng minh họ có sức ảnh hưởng với EU rất lớn. Sự ảnh hưởng đó được xây dựng từ lợi ích kinh tế đơn thuần giữa các quốc gia, không liên quan đến vấn đề chính trị, quân sự. Điều này cho thấy các áp đặt mà Mỹ thể hiện ở châu Âu chỉ nhằm phục vụ "nước Mỹ trên hết", và nó mâu thuẫn nghiêm trọng với những lợi ích của đồng minh của Mỹ.