Làm sao nước Pháp tháo ‘ng̣i nổ áo vàng’? Chính phủ Pháp đă có những động thái nhượng bộ. Tuy nhiên, cuộc biểu t́nh áo vàng không hạ nhiệt mà c̣n biến thành bạo động.
Đụng độ giữa những người biểu t́nh với cảnh sát chống bạo động trên đường phố Thủ đô Paris
Hôm 9-2, những người biểu t́nh đă cố xông vào ṭa nhà quốc hội và thượng viện. Họ ném mảnh vỡ vào lực lượng an ninh, đốt xe hơi, xe máy và thùng rác khi di chuyển về phía Điện Invalides và Tháp Eiffel. Nhà của ông Richard Ferrand, Chủ tịch Hạ viện và là một đồng minh thân cận của Tổng thống Emmanuel Macron, cũng bị những người biểu t́nh đốt.
Như vậy là các cuộc biểu t́nh phản kháng của phong trào “áo vàng” đă bước sang tuần thứ 13, bất chấp ông Macron đă có nhượng bộ lớn khi quyết định huỷ bỏ kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. Ông Macron cũng t́m cách xoa dịu cuộc khủng hoảng bằng cách công bố gói hỗ trợ trị giá 10 tỷ euro (11,4 tỷ USD) giúp người hưu trí và người lao động có thu nhập thấp.
V́ sao những biện pháp “hạ nhiệt” của ông Macron vẫn chưa đủ sức dập tắt sự tức giận của những người biểu t́nh?
Lâu nay, Pháp được biết đến như là nước có chế độ an sinh và phúc lợi xă hội rất hào phóng. Nhưng để có “danh hiệu này”, người đi làm ở Pháp không chỉ phải đóng góp các khoản cho chính bản thân như bảo hiểm y tế, thất nghiệp, hưu trí mà c̣n có các khoản đóng góp khác cho các quỹ phúc lợi hay trợ cấp xă hội, rồi thuế nhà đất, thuế cư trú, thuế thu nhập cá nhân…
Giới chủ doanh nghiệp nhỏ cũng phải chịu thuế rất nặng. Tính ra trong chi phí thuê mướn lao động, phần phải trả cho Chính phủ gần như bằng với khoản phải trả cho người lao động. Những hộ gia đ́nh Pháp có giá trị tài sản trên 1,3 triệu euro (tương đương 1,4 triệu USD) th́ phải đóng thêm thuế với phần tài sản vượt trội này dù họ đă bị đánh thuế thu nhập cá nhân.
Những chính sách trên gây ra nhiều mâu thuẫn. Nhiều người không muốn mở rộng kinh doanh hay làm thêm v́ tiền thuế nộp tăng thêm khiến lợi ích kinh tế của họ tăng không đáng kể. Các khoản thuế phí tăng c̣n khiến nhiều doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất sang các nước lân cận khi có thể. Phúc lợi xă hội hào phóng th́ khiến các đối tượng chính sách ỷ lại Chính phủ, thiếu động lực phấn đấu.
Ngay sau khi lên nắm quyền, nhằm kích thích đầu tư và xóa bỏ những điểm bất hợp lư trong chính sách phúc lợi, Tổng thống Macron t́m cách thắt chặt đối tượng hưởng trợ cấp xă hội và giảm thuế với tầng lớp siêu giàu để thúc đẩy họ mở rộng kinh doanh. Chẳng hạn, Chính phủ không c̣n đánh thuế vào những tài sản có giá trị cao của những người giàu có nhất, ngoài thuế với bất động sản.
Chính v́ thế, nhiều người xuống đường v́ họ cho rằng ông Macron là “Tổng thống của người giàu”, không cảm thông được với những khó khăn của người dân b́nh thường ở tỉnh lẻ. Nhiều người tham gia phong trào “áo vàng” không phải là những người quá khổ sở, nhưng họ là những đối tượng cảm thấy rơ nhất sự bất công khi sống ở những thành thị nhỏ hay vùng thôn quê khác xa với bộ mặt hào nhoáng của Paris. Họ bức xúc khi 20% những người giàu nhất có thể kiếm tiền nhiều gấp 5 lần so với 20% những người nghèo nhất.
Chính v́ thế, các cuộc biểu t́nh của phong trào “áo vàng” là sự bùng nổ của những mâu thuẫn xă hội tích tụ từ nhiều thập kỷ qua ở Pháp. Một vài điều chỉnh chính sách của ông Macron chưa thể tháo bỏ “ng̣i nổ áo vàng” đang làm rung chuyển nước Pháp hiện nay.