Đanh thép đáp trả, Nga khiến Mỹ ‘cứng họng’? Mỹ bị tố không tuân thủ hiệp ước INF. Nga đă đáp trả Mỹ và kiên quyết không lùi bước.
Nga kêu gọi Mỹ phá hủy các bệ phóng tên lửa được thiết kế để phóng đi các tên lửa hành tŕnh Tomahawk, các tên lửa phóng vào mục tiêu và những chiếc máy bay tấn công không người lái
Washington hôm 1/2 thông báo sẽ bắt đầu khởi động tiến tŕnh rút khỏi hiệp ước INF. Washington cảnh báo, tiến tŕnh này sẽ được hoàn tất nếu như Nga không quay trở lại thực hiện nghiêm túc và có kiểm chứng hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng nói trên trong ṿng 6 tháng tới.
Phản ứng trước diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu giữa Moscow và Washington liên quan đến INF, Bộ Quốc pḥng Nga hôm qua (7/2) đă tức giận tố ngược lại rằng, Mỹ mới chính là nước vi phạm hiệp ước INF, tạo điều kiện cho việc chế tạo các tên lửa bị cấm bởi INF.
"Bất chấp việc Bộ Quốc pḥng Nga đă để ngỏ khả năng đối thoại giữa các bên về việc thực hiện các nghĩa vụ được đưa ra trong hiệp ước INF, Mỹ vẫn không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho lập trường được họ tuyên bố. Đồng thời, Mỹ cũng không thực hiện những bước đi được yêu cầu nhằm chấm dứt những hành động vi phạm hiệp ước của chính họ", phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Nga – Thiếu tướng Igor Konashenkov gay gắt chỉ trích.
Bộ Quốc pḥng Nga hôm 6/2 đă triệu tập tùy viên quân sự Mỹ tại thủ đô Moscow đến để trao một biên bản ghi nhớ có liên quan đến INF. Bộ Quốc pḥng Nga đă nói với vị quan chức Mỹ rằng, Mỹ mới chính là bên vi phạm hiệp ước INF trong nhiều năm và Moscow kêu gọi Mỹ phá hủy các bệ phóng tên lửa hành tŕnh, các tên lửa và máy bay tấn công không người lái để quay trở lại thực hiện nghiêm túc hiệp ước INF.
Phía Nga đề nghị Mỹ “quay trở lại thực hiện nghiêm túc” hiệp ước INF trước khi nó hết hạn trong 6 tháng nữa. Để đạt được điều này, Mỹ phải “phá hủy các bệ phóng tên lửa được thiết kế để phóng đi các tên lửa hành tŕnh Tomahawk cùng với những tên lửa phóng vào mục tiêu”. Những vũ khí này trên thực tế có các đặc tính giống như các tên lửa đạn đạo tầm ngắn hơn và tầm trung bị cấm trong INF.
Các máy bay tấn công không người lái của Mỹ cũng nên bị hủy bỏ bởi chúng nằm trong định nghĩa về các “tên lửa hành tŕnh được phóng đi từ mặt đất” theo hiệp ước INF, Bộ Quốc pḥng Nga chỉ ra.
Trước đó, Mỹ cáo buộc tên lửa 9M729 của Nga vi phạm hiệp ước INF và yêu cầu Nga phải phá hủy hoàn toàn các hệ thống tên lửa loại này. Tên lửa 9M729 là phiên bản mới hơn của tên lửa 9M728 - một loại tên lửa được trang bị cho hệ thống Iskander-M. 9M728 được phát triển bởi Cục Thiết kế Novator ở Yekaterinburg. Tên lửa 9M729 mang đầu đạn có sức công phá lớn hơn và một hệ thống điều khiển giúp nó đạt độ chính xác cao hơn. Hầu hết các bộ phận trong tên lửa 9M728 đều giống hệt phiên bản cũ 9M729.
Tên lửa 9M729 gây lo ngại rất lớn cho Mỹ và Mỹ tin rằng, Nga đă tiến hành thử nghiệm tên lửa loại này ở các tầm bắn vi phạm Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Tên lửa 9M729 có tầm bắn tối thiểu là 50km - giống với phiên bản trước đó 9М728 của nó. Tầm bắn tối đa của tên lửa 9M729 là 480km, ngắn hơn 10km so với tầm bắn của tên lửa 9М728 - loại tên lửa vi phạm hiệp ước INF. Trong khi Mỹ tin rằng, tên lửa 9M729 của Nga có tầm bắn vượt phạm vi 500km được quy định trong hiệp ước INF th́ Nga bác bỏ điều này. Mỹ muốn Nga phải hủy bỏ toàn bộ tên lửa 9M728 nhưng Nga kiên quyết không chấp nhận.
Bộ Quốc pḥng Nga mới đây đă lần đầu tiên cho “tŕnh làng” tên lửa 9M729 để các tùy viên quân sự nước ngoài có thể trực tiếp nh́n thấy loại vũ khí mới này của Nga trong một nỗ lực nhằm giải tỏa nỗi quan ngại của phương Tây và mở đường cho các cuộc đối thoại nhằm giữ lại hiệp ước INF. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là các đại diện của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Liên minh Châu Âu (EU) và NATO đều không đến tham dự sự kiện giới thiệu tên lửa của Nga.
INF được kư kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan kư năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành tŕnh và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ng̣i” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở châu Âu.