Trung Quốc chính thức công bố về tăng trưởng kinh tế năm 2018 sụt giảm sau 28 năm, đă đặt ra một câu hỏi lớn đối với những nhà đầu tư phương Tây, bởi số liệu thật sự c̣n tệ hơn mức công bố do Bắc Kinh mới đưa ra.
Một thương nhân chờ đợi khách hàng tại chợ ở trung tâm Bắc Kinh vào ngày 16/1/2019. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chậm hơn đáng kể so với đánh giá chính thức và nền kinh tế Trung Quốc dễ bị công kích hơn trước những cú sốc từ bên ngoài, theo Viện nghiên cứu kinh doanh toàn cầu kinh doanh. (Ảnh: FRED DUFOUR / AFP/ Getty Images).
Bắc Kinh đă công bố mức tăng trưởng kinh tế năm 2018, từ dữ liệu thống kê qua các năm th́ thấy rằng mức tăng trưởng năm 2018 của Trung Quốc là thấp nhất kể từ năm 1990.
Con số GDP mới nhất trong quư IV và cả năm 2018, cho thấy chính xác mức tăng trưởng kinh tế “khiêm tốn” mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mang lại là 6,6%. Vấn đề là hầu như không ai tin tưởng vào dữ liệu kinh tế chính thức của Trung Quốc, đặc biệt bao gồm các số liệu GDP của nước này, theo kư giả Keith Johnson của tờ Foreign Policy.
Các công ty tư vấn nghiên cứu kinh tế trên thế giới như Pantheon Macro (Mỹ) cho rằng, thực tế, GDP của Trung Quốc chỉ ở mức 5,8%. Tổ chức Capital Economics của Anh th́ cho biết nó c̣n thấp hơn nữa, chỉ là 5,3%.
Trước đó, kư giả John Stepek đă chỉ ra trong một bài viết đăng trên tờ Money Weel rằng, những con số thống kê tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đă được Bắc Kinh “hư cấu”, tức là nó không cao đến thế.
Cũng theo Keith Johnson, các số liệu tăng trưởng kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị ở Trung Quốc hơn là phản ánh t́nh trạng thực sự của nền kinh tế nước này. Và trong nhiều năm qua, các quan chức Trung Quốc ở tất cả các cấp chính phủ đă thống kê dữ liệu nhằm đáp ứng các mục tiêu đó.
Học giả Derek Scissors tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết, “dữ liệu [kinh tế] của Trung Quốc là vô nghĩa”, và ông cũng nói, đă có một sự suy thoái thấy rơ tại Trung Quốc trong 9 tháng qua, và những con số mà Trung Quốc công bố là không thể tin cậy.
Ngoài ra, không giống như thống kê GDP ở các nền kinh tế khác, các con số mà Trung Quốc chính thức công bố gây lên mối ngờ vực bởi chúng cho thấy hầu như không có bất kỳ sự thay đổi nào từ quư này sang quư khác.
Các con số thống kê có sự quan trọng nhất định, bởi nắm bắt được những ǵ thực sự xảy ra với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rất quan trọng đối với các công ty đa quốc gia, gồm các công ty ô tô hay Apple, bởi họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên những đánh giá về nhu cầu thị trường nội địa của Trung Quốc.
Việc hiểu đúng về nền kinh tế Trung Quốc làm thế nào có sự tăng trưởng vượt trội như vậy qua những con số – là vấn đề lớn đối với các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Chính v́ vậy, sự suy giảm kinh tế đột ngột có thể gia tăng áp lực chính trị đối với chính quyền Trung Quốc, khi họ dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế để “giữ trật tự” người dân, theo Foreign Policy.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc “tuột dốc” cũng đă hiển thị trong những số liệu thống kê chính thức. Doanh số từ thị trường ô tô nội địa Trung Quốc lần đầu tiên sụt giảm vào năm ngoái, sau gần 20 năm, một dấu hiệu rơ ràng cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang lo lắng khi phải mua các món hàng có giá trị lớn.
“Sự giảm tốc đang diễn ra về mặt tiêu dùng, có một sự sụp đổ lớn đối với hàng hóa tiêu dùng lâu bền, đặc biệt là ô tô”, theo Alicia García-Herrero, người đứng đầu của bộ phận kinh tế Châu Á Thái B́nh Dương tại ngân hàng Natixis của Pháp.
Các nhà kinh tế đă đồng nhất quan điểm khi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đă chậm lại trong năm ngoái sau 28 năm và đặc biệt vào thời điểm cuối năm ngoái, khi Trung Quốc leo thang thương mại với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có rất nhiều lư do cho hiện tượng này, không chỉ bởi những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, hay do những bất ổn chính trị mà c̣n do cả những vấn đề nội tại của Trung Quốc.