"Tam quốc phân tranh" nổi tiếng thời Trung Quốc dường như đang trở lại với môi h́nh mới trên thế giới với 3 đỉnh Mỹ-Trung-Nga. Mô h́nh mới này lại một lần nữa tạo ra sự cân bằng tương đối về thế và lực.
Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Helsinki (7-2018). Ảnh: L.G.
“Kiềng ba chân” vũ khí nguyên tử
Đệ nhị thế chiến kết thúc năm 1945 với thắng lợi hoàn toàn thuộc về các nước Đồng minh Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, những tưởng mở ra cho nhân loại một tương lai ḥa b́nh, bởi chủ nghĩa Quốc xă đă bị tiêu diệt đến tận hang ổ của chúng.
Nhưng, điều không ai ngờ là sự kết thúc của cuộc chiến tranh nóng lôi kéo hàng trăm triệu người vào ṿng lửa khói, lại đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến mới: “Chiến tranh Lạnh”.
Cuộc chiến tưởng chừng không có tiếng súng này (thực tế là tiếng súng vẫn không ngừng nghỉ đây đó) đă đưa nhân loại vào nỗi phập phồng lo sợ suốt cả nửa thế kỷ bởi một mối đe dọa: chiến tranh hạt nhân.
Tháng 7-1945, Mỹ thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên ở hoang mạc Mexico, mở ra một thời đại mới cho nhân loại, thời đại của vũ khí nguyên tử (rồi sau đó là vũ khí hạt nhân).
Chỉ một tháng sau đó, Mỹ tiến hành “vụ thử lần thứ hai”, lần này nhằm vào mục tiêu cụ thể trên thực địa, ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khiến ít nhất 160.000 người chết, chưa kể những di chứng để lại trong nhiều thập niên sau.
Có một khía cạnh mà chỉ đến măi sau này người ta mới biết đến: Mỹ muốn độc tôn sở hữu vũ khí nguyên tử, thứ vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp, để nhằm vào Liên Xô và các đồng minh cộng sản của Liên Xô, đă h́nh thành như một hệ thống chính trị - xă hội sau Đệ nhị thế chiến.
Điều này lư giải v́ sao Mỹ giữ bí mật chương tŕnh phát triển vũ khí nguyên tử của ḿnh - Dự án Manhattan - đến thế, đặc biệt là đối với Liên Xô!
Nó cũng lư giải nguồn gốc của việc các cơ quan đặc biệt Xôviết đă t́m mọi cách xâm nhập vào Dự án Manhattan, đánh cắp bằng được bí mật nguyên tử của Mỹ. Thành công của chiến dịch này đă thúc đẩy tốc độ phát triển vũ khí nguyên tử của Liên Xô sớm hơn rất nhiều so với ước đoán của Mỹ cùng các đồng minh phương Tây.
Tháng 8-1949, Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên ở băi thử Semipalatinsk, chính thức phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
Bị phá vỡ ưu thế tuyệt đối về vũ khí nguyên tử sớm hơn dự định, Mỹ buộc phải nghênh chiến Liên Xô trên một vũ đài chính trị mới mang tên “Chiến tranh Lạnh”, với những nguồn lực sức mạnh gần như tương đương.
Cũng trong năm 1949 ấy, nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa ra đời, ném một quả tạ lên bàn cân địa chính trị quốc tế. Đến tháng 10-1964, Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, chính thức gia nhập “câu lạc bộ hạt nhân” và là thành viên thứ năm của câu lạc bộ này (trước đó cả Anh và Pháp đều đă sở hữu vũ khí nguyên tử).
Sự góp mặt của Trung Quốc trên bản đồ địa chính trị thế giới đă giúp h́nh thành một cơ cấu quan hệ kiềng ba chân Mỹ-Trung-Xô trong suốt thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”.
Giống như thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử cổ đại Trung Hoa, h́nh thái “Tam quốc” với các thành viên sở hữu vũ khí nguyên tử (sau là vũ khí hạt nhân) này đă chi phối hầu hết đời sống chính trị quốc tế suốt 4 thập niên, từ sau Đệ nhị thế chiến cho đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Những rủi ro của việc phá vỡ thế “Tam quốc phân tranh”
Nhưng, khác với thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, khi mà 3 nước Ngụy-Thục-Ngô thường xuyên đánh lẫn nhau, 3 thành viên của “Tam quốc phân tranh” trong “Chiến tranh Lạnh” không có điều kiện để chiến trực tiếp.
Lư do rất đơn giản: cả ba nước đều sở hữu loại vũ khí nguyên tử (hạt nhân) có khả năng hủy diệt hàng loạt. Điều duy nhất khiến các nhà hoạch định chính sách của 3 nước phải lưỡng lự khi đặt tay lên “c̣ súng nguyên tử”, ấy là nếu như sử dụng loại vũ khí này th́ những đ̣n trả đũa sẽ khiến cả thế giới trở thành b́nh địa.
Sau một cuộc chiến nguyên tử (hạt nhân), dù bất cứ ai là bên tham chiến, khả năng lớn là người ta chỉ c̣n có thể dùng tay không để đánh nhau v́ mọi cơ sở quân sự, mọi loại vũ khí đều không có cơ may để tồn tại.
Cũng chính v́ rủi ro quá cao như vậy nên cách duy nhất để cả 3 nước Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc có thể tranh giành ảnh hưởng địa chính trị trên toàn cầu là thông qua những “cuộc chiến ủy nhiệm”, những xung đột quân sự “dưới ngưỡng” ít có nguy cơ mở rộng thành cuộc chiến nguyên tử (hạt nhân).
Tháng 10-1964, Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Ảnh: L.G.
Đấy là cuộc chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953, khi mà Chí nguyện quân Trung Quốc trực tiếp tham chiến trên chiến trường Triều Tiên, chống lại các lực lượng liên quân dưới danh nghĩa là của Liên Hiệp Quốc nhưng thực chất là quân đội Mỹ điều hành.
Đấy c̣n là những cuộc chiến tranh cục bộ ở Trung Đông: cuộc chiến quanh kênh đào Suez giữa Ai Cập với Israel; là cuộc chiến 6 ngày với việc Israel giành thắng lợi, đánh chiếm toàn bộ Dải Gaza, khu Bờ Tây sông Jordan, Cao nguyên Golan của Syria và Bán đảo Sinai của Ai Cập; cuộc chiến tranh Kippour năm 1973 với việc Israel phải rút khỏi Bán đảo Sinai...
Đứng đằng sau những cuộc chiến tranh nóng này là hai đối thủ hùng mạnh của “Chiến tranh Lạnh”: Mỹ và Liên Xô.
Cũng đă có những thời điểm bi kịch đối với toàn thế giới khi hai đối thủ này đối đầu trực tiếp, ấy là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10-1962. Chỉ có sự tỉnh táo ở những phút cuối cùng của các nhà lănh đạo Liên Xô và Mỹ mới có thể giúp thế giới thoát khỏi thảm họa của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Đương nhiên, cũng giống như thế chân kiềng Tam Quốc thời cổ đại, khi mà Ngô-Thục nhiều phen liên thủ với nhau để chống lại Ngụy, cũng không tránh khỏi việc 2 trong số 3 thành viên của “Tam quốc hạt nhân” thỉnh thoảng t́m cách liên minh với nhau để chống lại thành viên thứ ba. Đó là khi mà Trung Quốc “đi đêm” với Mỹ, dẫn tới việc ra Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2-1972.
Trung Quốc cam kết phối hợp với Mỹ chống Liên Xô, c̣n đổi lại, một trong những quyền lợi mà Trung Quốc giành được sau vụ “đi đêm” này là một chân Thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thay cho Đài Loan...
Tái lập thế “Tam Quốc”
Thế “Tam Quốc” phân tranh Mỹ-Trung-Xô đột ngột biến mất vào đầu thập niên 90 khi Liên Xô tan ră. Thay thế vào đó là một nước Nga phải vật lộn với muôn vàn khó khăn của thời kỳ hậu Xôviết, khi mà mọi cơ cấu của hệ thống kinh tế xă hội bị đảo lộn, các lực lượng sức mạnh răn đe bị suy yếu trầm trọng do thiếu các nguồn lực kinh tế hỗ trợ.
C̣n Trung Quốc, cho dù đă sớm bắt đầu tiến hành cải cách trước thời điểm đó cả thập niên nhưng di chứng của mấy chục năm sống trong nền kinh tế tập trung duy ư chí, tŕ trệ bảo thủ, quân đội trang bị vũ khí lạc hậu, tinh thần chiến đấu cũng như ư thức kỷ luật sút kém, đă không thể nào nắm giữ vai tṛ của một cường quốc, dẫu chỉ ở tầm khu vực.
Bối cảnh đó dẫn tới việc nước Mỹ, cũng tương tự như khi thoát ra khỏi Đệ nhị thế chiến khá lành lặn, ít thương tích, đă nhanh chóng chiếm lấy vị trí độc tôn. Trong hơn một thập niên, thế giới tạm thời rơi vào t́nh thế địa chính trị một cực, khi nước Mỹ nắm giữ vai tṛ tự ḿnh viết chương tŕnh nghị sự của nền chính trị quốc tế.
http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1548563092
Cuộc thương chiến Mỹ-Trung là chỉ dấu rơ ràng cho thấy Mỹ đă không thể có ưu thế hoàn toàn áp đảo. Ảnh: L.G.
Bản ḥa tấu mang tên “Đông tiến” với Mỹ làm nhạc trưởng đẩy đường biên NATO mở rộng hết cỡ, hết tốc lực hướng sát tới biên giới nước Nga. Một vài trường hợp cứng đầu cứng cổ bị Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ xuống tay “xử lư” bầm giập mà các chiến dịch Băo táp sa mạc do Mỹ cùng liên minh gần 30 quốc gia đánh Iraq năm 1991, hay gần 3 tháng ném bom Nam Tư do NATO thực hiện năm 1999 là những ví dụ điển h́nh.
Vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 đă thay đổi tất cả.
Kể từ ngày đó, Mỹ bắt đầu lao vào cuộc “Thập tự chinh” chống khủng bố, đồng thời vẫn không quên kiềm chế Nga, truyền nhân của Liên bang Xôviết.
Những cuộc “cách mạng màu”, những động thái triển khai căn cứ quân sự trên những vùng không gian ảnh hưởng của Liên Xô cũ nhằm mục đích tiêu hao nguồn lực của nước Nga đang phải ngày đêm vật lộn với những lệnh cấm vận phong tỏa, với giá dầu lao dốc.
Tuy nhiên, kể từ đầu thế kỷ mới, nước Nga đă có một nhà lănh đạo mới, một “Tư Mă Ư” phiên bản hiện đại, Tổng thống Vladimir Putin, người đă dẫn dắt nước Nga vượt qua trùng trùng gian khó để dần khôi phục lại vị thế siêu cường trước kia.
Trong lúc đó, sau nhiều thập niên nhẫn nại với chiến lược “thao quang dưỡng hối” (náu ḿnh chờ thời) Trung Quốc dần vươn lên với tham vọng không giấu giếm muốn trở thành một cường quốc toàn cầu.
Cuộc thương chiến Mỹ-Trung là chỉ dấu rơ ràng cho thấy Mỹ đă không thể có ưu thế hoàn toàn áp đảo như trong một thập niên đơn cực trước đó mà giờ đây, đă có những đối thủ xứng tầm.
Cán cân thay đổi th́ đương nhiên là vị thế cũng thay đổi theo.
Người ta đang chứng kiến sự trở lại của một mô h́nh “Tam Quốc phân tranh” mới, khi giờ đây, cả 3 đỉnh Mỹ-Trung-Nga lại một lần nữa tạo ra sự cân bằng tương đối về thế và lực. Nhưng giờ đây, đóng vai tṛ liên thủ Ngô-Thục lại là Nga với Trung Quốc, trước một đối thủ hùng mạnh là nước Mỹ.
Thời Tam Quốc cổ đại kéo gần trăm năm nhờ vào sự cân bằng tương đối về lực lượng giữa 3 quốc gia Ngụy-Thục-Ngô. Sự tương đồng trong quan hệ “Tam Quốc phân tranh” hiện nay cũng chỉ dừng lại ở đó. Bởi khác với kết cục của thời Tam Quốc cổ đại là Ngụy nuốt Thục-Ngô để cho ra đời nhà Tấn, 3 cường quốc Mỹ-Nga-Trung đă và vẫn sẽ là 3 đỉnh của một tam giác địa chính trị không bao giờ thu về một mối.
VietBF © sưu tầm