Thế giới đang đứng trước 5 hiểm họa lớn. Đó là những hiểm họa nào? Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) hôm 22/1 công bố Báo cáo về các nguy cơ toàn cầu, trong đó chỉ ra 5 nhóm hiểm họa mà thế giới đang và sắp phải đối mặt.
Báo cáo được sử dụng để làm chỗ dựa cho các thảo luận trong diễn đàn quan trọng hàng đầu của giới lănh đạo chính trị và kinh tế thế giới, diễn ra trong 4 ngày (từ 22 đến 25/1/2019), tại Davos (Thụy Sĩ).
5 nhóm hiểm họa lớn mà báo cáo của Davos t́m cách làm sáng tỏ là tính dễ tổn thương của nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ xung đột địa chính trị toàn cầu và khu vực gia tăng, căng thẳng chính trị - xă hội tại nhiều quốc gia, môi trường - đa dạng sinh học ngày càng mong manh và các phát triển đột biến về công nghệ - kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học… - đe dọa ổn định.
Ba loại hiểm họa đầu tiên được báo cáo Davos nêu ra có thể thấy rơ ngay trong thời điểm cuối năm 2018, đầu năm 2019. Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tạm ngưng trong ba tháng (từ tháng 12/2018 đến cuối tháng 2/2019), nhưng đông đảo các chuyên gia dự đoán xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ c̣n dai dẳng, và đây chỉ là một thời kỳ hưu chiến. Thế đối đầu về kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gây lo ngại. Báo cáo của Davos dựa trên các kết quả phỏng vấn khoảng 1.000 chuyên gia và nhà hoạch định chính sách. Khoảng 90% người trả lời dự đoán căng thẳng về kinh tế giữa các cường quốc sẽ gia tăng trong năm nay.
Một ví dụ tiêu biểu khác tại châu Âu là t́nh trạng giới chính trị Anh vô cùng lúng túng trong việc chuẩn bị cho quyết định chia tay với Liên minh châu Âu. Chính quyền Anh thực hiện quyết định của toàn dân sau trưng cầu dân ư là nguyên tắc chủ đạo của một nền dân chủ. Thế nhưng trong cuộc ly hôn với châu Âu, đa số giới chính trị Anh lại không đồng ư với giải pháp của chính phủ. Nhưng nước Anh cũng rất khó tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư thứ hai. Hệ quả là rất nhiều khả năng London sẽ phải chia tay với EU không thỏa thuận, có nghĩa là sẽ có một thời kỳ hỗn loạn, và hậu quả với hai bên sẽ rất lớn. Nền kinh tế toàn cầu cũng bị vạ lây.
Riêng tại Mỹ, đó là t́nh trạng đóng cửa (Shutdown) nổi tiếng, do việc đảng Dân chủ đối lập không chấp thuận đ̣i hỏi xây tường chặn dân nhập cư của Tổng thống Trump, khiến chính quyền Liên bang Mỹ tê liệt từ hơn một tháng nay, điều chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ. Nước Pháp như mọi người đều biết cũng đang rơi vào t́nh trạng khủng hoảng, với sự trỗi dậy của phong trào Áo vàng.
Về lĩnh vực công nghệ, báo cáo của Davos nêu bật t́nh trạng nguy cơ tin tặc gia tăng, việc đánh cắp dữ liệu ngày càng phổ biến, đe dọa đời sống riêng tư của các cá nhân.
Về môi trường, báo cáo của Davos nhấn mạnh đến t́nh trạng đa dạng sinh học sụt giảm 60% kể từ những năm 1970, cùng rất nhiều đe dọa khác như ô nhiễm, nước biển dâng cao, nước sạch khan hiếm, rừng bị tàn phá và nhất là thiên tai gia tăng với biến đổi khí hậu, trái đất bị hâm nóng.
Điều đặc biệt đáng chú ư là, theo Điều tra về cảm nhận các nguy cơ toàn cầu (Global Risks Perception Survey - GRPS) trong báo cáo Davos năm nay, các hiểm họa liên quan đến lĩnh vực môi trường - khí hậu chiếm 6 trong số 10 nguy cơ có xác suất xảy ra nhiều nhất (cụ thể là các hiện tượng thời tiết cực đoan xếp thứ nhất, thất bại trong việc thực thi Thỏa thuận Paris về khí hậu đứng thứ hai, thảm họa môi trường do con người gây ra xếp thứ 6…). Các hiểm họa liên quan đến môi trường - khí hậu cũng chiếm 5 trong số 10 hiểm họa gây tác động nặng nề nhất (thất bại trong việc thực thi Thỏa thuận Paris về khí hậu đứng thứ hai, các các hiện tượng thời tiết cực đoan xếp thứ ba…). Về hiểm họa gây tác động nặng nề nhất, các nguy cơ về môi trường chỉ xếp sau nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Làm sao để nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh đầy hiểm họa là thách đố hàng đầu, theo các chuyên gia Davos. Chủ tịch Diễn đàn Davos, cựu Ngoại trưởng Na Uy Borge Brende, nêu bật trong những ḍng đầu tiên của bản báo cáo là thế giới hiện nay đang đi vào một kỷ nguyên hết sức dồi dào về nguồn lực và các tiến bộ công nghệ chưa từng có, thế nhưng cùng lúc đó, đối với một bộ phận rất đông đảo dân cư trên hành tinh, đây cũng là một kỷ nguyên không an ninh.
Các hiểm họa với thế giới hiện nay như được nêu trên không dễ hóa giải, bởi chúng rất phức tạp và tương tác qua lại, khủng hoảng ở một phương diện này sẽ kéo theo các phương diện khác, và lại càng nguy hiểm hơn khi nhiều hiểm họa đồng loạt xảy ra. Theo chủ tịch Diễn đàn Davos, để đối phó với t́nh trạng tăng trưởng chững lại hiện nay, điều chủ yếu là cần có các hành động phối hợp để hậu thuẫn tăng trưởng và tự vệ trước các thách thức nghiêm trọng.
Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, các định chế quốc tế là phương tiện chủ yếu cho phép vượt qua các thử thách chưa từng có. Theo chuyên gia Aengus Collins - người đứng đầu chương tŕnh “Head of Global Risks and the Geopolitical Agenda” của Diễn đàn Davos, cũng là người phụ trách bản báo cáo nói trên - th́ thế giới hiện nay đang đi vào một giai đoạn mới mang tính phân ly, sau một thời kỳ toàn cầu hóa mănh liệt, đă khiến toàn bộ hệ thống kinh tế chính trị toàn cầu thay đổi sâu sắc.
Chính sách co cụm của chính quyền Mỹ, hay của chính quyền Anh chính là biểu hiện cho xu hướng phân ly này. Tuy nhiên, tính chất kết nối sâu sắc của các hệ thống toàn cầu về mặt kinh tế, chính trị, công nghệ, môi trường… hiện nay buộc nhân loại phải chọn cách tiếp tục đoàn kết hơn nữa mới có thể t́m ra các giải pháp chung cho rất nhiều hiểm họa, mà đa số đều mang tính toàn cầu. T́m ra các cơ chế hợp tác mới cũng chính là thách thức của Diễn đàn Davos lần này.
Các hiểm họa đă được nhận dạng và mục tiêu chung cũng đă được xác định, vấn đề là phối hợp tập thể. Cụ thể như trong vấn đề chống biến đổi khí hậu: Thế giới đă đi đến đồng thuận cao với Hiệp định Paris 2015, nhưng việc cam kết và phối hợp hành động tập thể th́ lại hoàn toàn ở dưới mức cần thiết.