Trung Quốc đang tức điên tức rồ với Mỹ. Họ đả kích Mỹ nặng nề sau hàng loạt cáo buộc mới nhằm vào Huawei. Nhưng một khi Mỹ buộc tội th́ có căi đằng trời.
Trung Quốc đă lên tiếng bênh vực Huawei sau những công kích từ Mỹ và các quốc gia đồng minh phương Tây. Gă khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc điều tra đánh cắp bí mật thương mại của nhà mạng T-Mobile, trong khi chính phủ Mỹ vẫn đang làm mọi cách để ḱm hăm sự Huawei trong cuộc đua 5G.
Giám đốc điều hành Huawei Nhậm Chính Phi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ảnh: SCMP.
Mối quan ngại về bảo mật đối đối với gă khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Huawei đă leo thang rất nhanh trong tuần qua. Sau vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Văn Chu vào tháng 12.2018, các quốc gia đồng minh phương Tây của Mỹ bắt đầu nghi ngờ Huawei là công cụ gián điệp cho Bắc Kinh. Chỉ trong vài ngày, Huawei đă phải đối mặt với hàng loạt công kích từ nhiều phía.
Bắt đầu với báo cáo của Wall Street Journal cho biết Bộ Tư pháp Mỹ đang mở một cuộc điều tra h́nh sự v́ nghi ngờ Huawei đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty Mỹ. Cuộc điều tra dựa trên vụ kiện năm 2014 về công nghệ robot kiểm tra chất lượng smartphone của T-Mobile. Năm 2017, công ty Trung Quốc đă dàn xếp với nhà mạng Mỹ bằng một khoản bồi thường trị giá 4,8 triệu USD.
Ngày 16.1, các nhà lập pháp Mỹ tiếp tục đưa ra một dự luật cấm các nhà sản xuất linh kiện bán dẫn của Mỹ như Qualcomm giao dịch với Huawei. Phía Trung Quốc đă phản ứng dữ dội và cho đây là một ư tưởng “cuồng loạn”.
Financial Times cũng đưa tin chính phủ Đức đang xem xét quyết định ngăn Huawei tham gia vào quá tŕnh triển khai mạng viễn thông 5G, đồng thời dẫn lời một số quan chức Mỹ cho rằng thiết bị năng lượng mặt trời của Huawei tồn tại lỗ hổng, cho phép tin tặc khai thác để phá hoại mạng lưới điện của Mỹ. Trong lá thư gửi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry, đại diện Đảng Dân chủ tại Pennsylvania Tom Marino viết rằng ông “lo ngại việc công ty [Huawei] được phép tiếp cận thị trường năng lượng mặt trời dân dụng, với quy mô lớn. Đó có thể là mối đe dọa với cơ sở hạ tầng quốc gia”.
Không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, cơn băo khủng hoảng c̣n tấn công cả mảng nghiên cứu và phát triển của công ty Trung Quốc. Theo Reuters, đại học Oxford đă tuyên bố ngừng nhận tài trợ từ Huawei: “Quyết định này được đưa ra sau những lo ngại xung quanh mối quan hệ đối tác giữa Anh và Huawei trong những tháng gần đây”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh: “Những ǵ Mỹ đang làm không phải điều b́nh thường của một quốc gia b́nh thường sẽ làm. Đó không phải hành vi đúng đắn với cường quốc số một thế giới”. Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo ngày 17.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Thế giới biết rơ ư định thực sự của Mỹ khi sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp và ngăn chặn các công ty công nghệ cao Trung Quốc”. Bà Oánh nói thêm: “Những ǵ Mỹ đang làm không phải điều b́nh thường của một quốc gia b́nh thường sẽ làm. Đó không phải hành vi đúng đắn với cường quốc số một thế giới”.
Trước cuộc điều tra về nghi án đánh cắp bí mật thương mại của Bộ Tư pháp Mỹ, bà Oánh cho biết: “Chúng tôi lo ngại về báo cáo cho biết công tố viên liên bang Mỹ đang tiến hành điều tra h́nh sự vụ án này, một điều khá bất thường. Chúng tôi đặc biệt nghi ngờ động cơ thực sự của hành động đó”.
Bên cạnh đó, biên tập viên của Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) đă cáo buộc nước Mỹ đang hành động theo “chủ nghĩa McCarthy”. Ông Tiến viết trên trang Twitter cá nhân: “Bằng cách gia tăng hành động dàn áp với Huawei, Mỹ đă tạo nên một tiền lệ xấu trong lĩnh vực công nghệ cao. Nó đă tước đi quyền tránh xa chính trị, tập trung phát triển công nghệ và mở rộng thị trường của một công ty công nghệ”.
Thuật ngữ "Chủ nghĩa McCarthy" ra đời năm 1950, hay phong trào chống cộng mang tên Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa bang Wisconsin Joseph McCarthy. Ông McCarthy là gương mặt đại diện ở giai đoạn căng thẳng của Chiến Tranh Lạnh làm gia tăng nỗi lo về sức ảnh hưởng ngày càng lớn của chủ nghĩa Cộng sản. Ngày nay, thuật ngữ chủ nghĩa McCarthy được dùng theo nghĩa rộng hơn liên quan đến những lời buộc tội công khai thiếu suy nghĩ và vô căn cứ.
Cơn băo khủng hoảng của Huawei trong thời gian gần đây khiến cho nhà sáng lập Nhậm Chính Phi phải tái xuất sau 3 năm sống ẩn dật, kể từ lần cuối phát biểu trước truyền thông vào năm 2015. Ông Phi đă cố gắng làm dịu mối lo ngại bảo mật và ca ngợi ông Donald Trump là “tổng thống vĩ đại”.
Nhà sáng lập 74 tuổi của Huawei khẳng định công ty “không gặp sự cố bảo mật nghiêm trọng” và “không có điều luật nào ở Trung Quốc ép buộc các công ty phải tích hợp cửa hậu [trên thiết bị]”.
Trả lời phỏng vấn trên Business Insider về cuộc điều tra của Bộ Tư pháp, đại diện Huawei cho biết: “Huawei và T-Mobile đă giải quyết các tranh chấp vào năm 2017. Bồi thẩm đoàn Mỹ đă thống nhất phán quyết rằng Huawei không gây thiệt hại, thu lợi trái phép hay cố ư tiến hành hoạt động gây nguy hiểm đến bí mật thương mại của T-Mobile”.