Theo một báo cáo của công ty luật Baker McKenzie, riêng trong năm 2018, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ đă giảm tới 83%.
Khách sạn Waldorf Astoria thuộc sở hữu Trung Quốc
Không chỉ sụt giảm đầu tư, các doanh nghiệp đến từ Đông Bắc Á c̣n bắt đầu một đợt bán tháo nhà đất, các dịch vụ giải trí ở quy mô kỷ lục.
FDI của Trung Quốc tại Bắc Mỹ trong năm 2018 giảm c̣n 5,5 tỷ USD, sau một loạt các vụ bán tháo, theo Baker McKenzie. Hăng luật này c̣n nói số tài sản 12 tỷ USD của các doanh nhân Trung Quốc khắp thế giới sẽ được bán trong năm nay.
Việc “bốc hơi” đầu tư Trung Quốc ở Mỹ là kết quả những hạn chế mà Bắc Kinh áp dụng với ḍng vốn FDI của họ.Tuy nhiên xu hướng này trở nên trầm trọng hơn bởi Mỹ cũng đang thắt chặt các quy định về tiếp nhận FDI, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa tới hồi kết.
“Người Trung Quốc tự “khóa tay” họ trong việc đầu tư ra nước ngoài”, Scott Kennedy, giám đốc Dự án Kinh doanh và kinh tế chính trị Trung Quốc (trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược, Mỹ) nói với CNN. “Chính quyền của ông Trump lên nắm quyền đă mang tấm biển “không bán” đặt trước cửa nước Mỹ”.
Sau một thời gian đầu tư mạnh vào bất động sản, vận tải và hạ tầng ở Mỹ, FDI Trung Quốc trong các lĩnh vực này hầu hết đă “biến mất”, báo cáo của hăng Baker McKenzie viết.
Nhưng không chỉ ở Bắc Mỹ, vốn Trung Quốc ở nhiều thị trường lớn khác cũng được thu hồi: FDI Trung Quốc tại châu Âu giảm 70% trong năm 2018. Nhưng mức giảm ở Mỹ là lớn nhất.
Tuy vậy, FDI Trung Quốc lại tăng lên ở một số nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Thụy Điển tại tăng lên, cũng theo báo cáo của Baker McKenzie.
Mặc dù tổng đầu tư của Trung Quốc tại Bắc Mỹ giảm nhưng lại tăng lên ở Canada. Trong năm 2018, FDI Trung Quốc ở đây tăng 80%, đạt mức 2,7 tỷ USD.
Năm 2016, FDI Trung Quốc tại Mỹ đạt đỉnh ở mức 45,6 tỷ USD. Cũng trong năm này, hăng bảo hiểm HNA khổng lồ của Trung Quốc mua lại 25% cổ phần của tập đoàn Hilton và Tập đoàn bảo hiểm Anbang mua lại một chuỗi khách sạn hạng sang.
Nhưng FDI Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2017 đă giảm c̣n 29 tỷ USD và năm 2018 chỉ c̣n 4,8 tỷ USD.
Trong khi đó, nay các quan chức Mỹ luôn xem xét các khoản đầu tư từ Trung Quốc với ánh mắt soi mói.
Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ đă từ chối nhiều vụ mua bán ồn ào. Năm ngoái, tổng thống Donald Trump ban hành quy định mở rộng quyền của Ủy ban Đầu tư nước ngoài để cơ quan này có thể ngăn chặn nhiều thương vụ v́ mục đích phục vụ an ninh quốc gia.
Trong khi đó, Bắc Kinh đă gây sức ép đối với một số nhà đầu tư của nước này. Ví dụ, đầu năm 2018, chính quyền Trung Quốc giành quyền kiểm soát Anbang, tập đoàn bảo hiểm khổng lồ trong năm 2014 đă hoàn tất thương vụ mua khách sạn Waldorf Astoria biểu tượng của nước Mỹ với giá 1,95 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc sau đó đă bơm gần 10 tỷ USD vào Anbang.
VietBF © sưu tầm