Philippines cáo buộc quân đội Trung Quốc ngụy trang thành ngư dân ở Biển Đông. Ảnh vệ tinh cho thấy tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp tại Đá Subi ở Trường Sa. Tàu Trung Quốc gia tăng đột biến sau khi Bắc Kinh tuyên bố khôi phục các rạn san hô bị phá hủy bởi hoạt động xây đảo trái phép ở Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc hoạt động tại Biển Đông tháng 9/2015. Ảnh: Ibtimes.
"Chúng tôi biết Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đă cử người và tài trợ tiền cho lực lượng dân quân hàng hải của nước này để cải trang thành ngư dân trên hàng chục tàu dân sự trong khu vực", Philstar dẫn lời quan chức giấu tên trong Bộ Quốc pḥng Philippines hôm 12/1 tiết lộ. Các tàu Trung Quốc hoạt động quanh một nhóm đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo quan chức này, việc triển khai hàng chục tàu được cho là tàu cá ở khu vực trong hoặc gần vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á là cách để Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện và phô diễn sức mạnh trong khu vực.
Trung Quốc hôm 2/1 nói rằng sẽ khôi phục các rạn san hô bị hủy hoại do việc xây đảo nhân tạo phi pháp của nước này ở quần đảo Trường Sa. Hiện chưa rơ sự hiện diện ngày càng tăng của các tàu Trung Quốc có phải là một phần trong nỗ lực khôi phục của nước này hay không. "Hiện tại, chúng tôi chưa biết tại sao số tàu cá Trung Quốc gia tăng đột biến như vậy", quan chức Philippines nói thêm.
Một quan chức cấp cao trong quân đội Philippines cho biết các nước trong khu vực cần giám sát sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc khi chúng có vẻ như tàu dân sự. Quan chức này thừa nhận sự xuất hiện của các tàu màu xám Trung Quốc, được cho là tàu hải quân, đă trở nên thường xuyên.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều nước trong khu vực. Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng sau khi Trung Quốc ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo trái phép và tăng cường hoạt động quân sự hóa tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành động này đi ngược cam kết của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa Biển Đông và hứng chịu nhiều chỉ trích của dư luận quốc tế.
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp tại Đá Subi ở Trường Sa tháng 8/2018. Ảnh: ATMI.
Trong vụ kiện Biển Đông của Philippines, Ṭa Trọng tài quốc tế tháng 7/2016 ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte thực thi chính sách thân Trung Quốc nhằm đổi lại các khoản viện trợ, đầu tư. Duterte nhiều lần bị phe đối lập lên án v́ thể hiện lập trường mềm yếu trước các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như phát ngôn gây tranh căi về vùng biển này.
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lư và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đă nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động trái phép, tránh làm phức tạp thêm t́nh h́nh, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa ḥa b́nh, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.