Các nhà nghiên cứu đang đi t́m lời giải hợp lí cho chức năng của vật thể bằng đồng 3.500 có h́nh dạng giống bàn tay người có thể là bộ phận cơ thể người giả đầu tiên trong lịch sử loài người, bởi bởi một lá vàng mỏng, bàn tay giả này được các nhà khoa học đánh giá cao về mặt giá trị lịch sử và độ độc đáo.
Cận cảnh bàn tay bằng đồng có niên đại 3.500 tuổi với phần cổ tay được bao quanh bởi vàng mỏng.
Các nhà khảo cổ học Thụy Sĩ vừa tuyên bố bàn tay đồng có niên đại 3.500 tuổi được các thợ săn kho báu t́m thấy vào năm 2017 có thể là vật thể chế tác bằng đồng lâu đời nhất Châu Âu và là bàn tay giả đầu tiên trên thế giới – tạp chí National Geographic đưa tin.
Được làm từ đồng nguyên khối, trọng lượng khoảng nửa kilôgam với phần cổ tay được bao quanh bởi một lá vàng mỏng, bàn tay giả này được các nhà khoa học đánh giá cao về mặt giá trị lịch sử và độ độc đáo.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang đi t́m lời giải hợp lí cho chức năng của đồ dùng này.
Vật thể bằng đồng này ngoài phần tay được thiết kế có kích thước giống với tay người th́ c̣n có phần đế giúp bàn tay có thể cắm vào cột hay gậy. Cấu tạo bàn tay này phần nào đem lại manh mối về mục đích sử dụng của những vật dụng tương tự trong thời kỳ đồ đồng.
Các đồ vật khác được t́m thấy bên cạnh bàn tay đồng, bao gồm dao và huy hiệu bằng đồng.
Bàn tay bằng đồng được t́m thấy trong khu vực hồ Biel (Thụy Sĩ), cùng với một con dao găm và một chiếc huy hiệu bằng đồng . Một nhóm các nhà săn t́m kho báu được trang bị máy ḍ t́m kim loại đă t́nh cờ t́m thấy hiện vật này vào tháng 10.2017 và nhanh chóng thông báo với các nhà khảo cổ học.
Trên cơ sở khám phá này, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Lịch sử và Khảo cổ La Mă tại Thụy Sĩ đă thực hiện việc khai quật ở trong khu vực địa phương gần đó và phát hiện ra ngôi mô cổ của một người đàn ông trung tuổi.
Theo tạp chí National Geographic, các nhà khoa học đă t́m thấy một số ngón tay bằng đồng có kích thước phù hợp với bàn tay giả. Điều này chứng tỏ bàn tay đồng 3.500 tuổi được chôn cùng người đàn ông trong ngôi mộ.
Một số cổ vật khác cũng được phát hiện, bao gồm một vật trang trí tóc có h́nh dạng xoắn ốc và một số mảnh vàng lá mỏng, tương tự với mẫu được t́m thấy trên bàn tay. Ngoài ra, một món đồ đồng được chế tác giống xương cẳng chân của người cũng được t́m thấy, làm dấy lên suy đoán rằng các vật dụng này phục vụ cho một nghi lễ hay tập tục nào đó.
Mộ của người đàn ông La Mă – người được các nhà khoa học cho rằng có vị trí cao trong xă hội thời kỳ đồ đồng.
Qua giám định, các nhà khoa học xác định niên đại của cổ vật này lên đến 3.500 tuổi, được chế tác vào khoảng năm 1400 đến 1500 trước Công Nguyên. Nếu tính toán này chính xác, bàn tay này sẽ là hiện vật khảo cổ bằng đồng có tuổi đời cao nhất từng được t́m thấy ở Châu Âu và có thể là bộ phận cơ thể giả ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người.
Việc t́m thấy bàn tay đồng c̣n sót lại từ thời kỳ đồ đồng này cũng là phát hiện lạ lẫm đối với giới khảo cổ học. Các vật dụng đă được khai quật thuộc giai đoạn này thường hiếm khi có niên đại tương tự, đặc biệt là việc t́m thấy đồ vật được làm từ vàng trong thời kỳ đồ đồng. Mặc dù hàng ngàn hiện vật của thời kỳ này đă được t́m thấy ở phía tây châu Âu, giới nghiên cứu lịch sử vẫn chưa chứng kiến điều nào giống như lần khám phá này.
Việc xác định được niên đại của đồ vật này lại thổi bùng câu hỏi về chức năng sử dụng và tại sao bàn tay này lại được chôn cùng người đàn ông La Mă. Theo suy đoán, người đàn ông nằm trong ngôi mộ thuộc về tầng lớp cao trong xă hội đương thời. Sự hiện diện của những lá vàng cũng chứng tỏ bàn tay giả là biểu trưng cho sức mạnh và quyền lực khi đó.
Khu vực hồ Biel (Thụy Sĩ) nơi bàn tay đồng được t́m ra
Tuy nhiên, đội nghiên cứu vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng về việc bàn tay này được sử dụng để thay thế bàn tay thật hay là vật phục vụ cho một nghi lễ truyền thống.
Các ư kiến khác lại cho rằng bàn tay đơn thuần là món đồ chơi của trẻ con hay một phần của bức tượng nào đó. Tuy nhiên, Stefan Hochuli, người đứng đầu bộ phận bảo tồn các di vật khảo cổ ở Thụy Sĩ khẳng định với độ cầu kỳ của bàn tay, nó nhất định phải có giá trị tôn giáo và được dùng với mục đích trang trọng.
Ngôi mộ nơi bàn tay đồng được chôn cùng đă bị hủy hoại nặng nề và dường như qua ngần ấy năm, bàn tay đă di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, gây khó khăn cho các nhà khảo cổ trong việc xác định công dụng, chức năng của bàn tay đồng này.