Thực hư quyền lực của Tổng thống Mỹ đến đâu. Liệu Tổng thống có thế tự quyết việc xây bức tường biên giới không? Hiện nay Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa cân nhắc, ông có nên ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia để “qua mặt” Quốc hội bắt đầu xây dựng bức tường biên giới với Mexico.
Người nhập cư đứng bên hàng rào biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: AP
Từ trước đến nay, Tổng thống Trump luôn cam kết sẽ xây một bức tường biên giới với Mexico và buộc nước này phải trả chi phí xây dựng. Tuy nhiên, đề xuất chi ngân sách 5 tỷ USD để xây bức tường biên giới đang vấp phải sự phản đối từ đảng Dân chủ trong Quốc hội, khiến Chính phủ Mỹ rơi vào t́nh trạng đóng cửa một phần.
Sau nhiều lần đe dọa để cho chính phủ tiếp tục đóng cửa “thêm nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nữa”, Tổng thống Trump lên tiếng ám chỉ có thể vượt mặt Quốc hội và xây tường với quyền hạn đặc biệt của tổng thống được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.
Vậy nếu lời đe dọa của Tổng thống Trump trở thành hiện thực, hành động đó có được coi là hợp pháp.
Mặc dù vẫn chưa rơ Tổng thống Trump sẽ hành động như thế nào, song theo Giáo sư luật Bruce Ackerman làm việc tại Đại học Yale, bất kỳ động thái nào sử dụng quân đội để xây tường cũng bị coi là phi pháp và đẩy binh sĩ làm nhiệm vụ đó vào nguy cơ phạm tội liên bang. Trong một bài b́nh luận đăng trên báo New York Times, Giáo sư Ackerman khẳng định truyền thống Hiến pháp Mỹ “phản đối kịch liệt” việc Tổng thống sử dụng quân đội để củng cố luật pháp trong nước.
Trong khi đó, bà Elizabeth Goitein - Giám đốc Trung tâm Tư pháp Brennan, một viện luật pháp và chính sách công – khẳng định Tổng thống Mỹ hoàn toàn có quyền hạn tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên, nếu như tuyên bố đó để phục vụ việc xây dựng bức tường biên giới th́ điều đó không khác ǵ hành vi “lạm dụng quyền lực”.
Năm 1976, trước hành vi lạm dụng quyền lực của Tổng thống Richard Nixon, Quốc hội Mỹ đă thông qua Đạo luật Khẩn cấp Quốc gia, buộc các tổng thống tương lai phải chỉ định rơ quyền hạn nào họ dự định sử dụng trong trường hợp khẩn cấp quốc gia, cũng như trao cơ hội cho Quốc hội chấm dứt nó 6 tháng 1 lần.
Giáo sư Ackerman tin rằng Quốc hội có thể hành động nếu như Tổng thống Trump lặp lại sai lầm như người tiền bối và vi phạm Đạo luật Khẩn cấp 1976. Một Hạ viện do phe Dân chủ chiếm đa số có thể bỏ phiếu bác quyết định ngay lập tức.
Theo báo Independent, trong Hiến pháp Mỹ có một điều khoản cho phép Tổng thống Trump có cơ hội sử dụng quyền hạn ban bố t́nh trạng khẩn cấp. Đạo luật này được ít người biết đến có tên gọi “Đạo luật Khởi nghĩa”. Đạo luật cho phép tổng thống triển khai quân đội ngay tại lănh thổ Mỹ để trấn áp bất kỳ “âm mưu” hoặc “hành vi cản trở việc thi hành pháp luật”.
Tuy nhiên, điều khoản không được diễn giải chi tiết, khiến nó trở nên mơ hồ và từ đó để ngỏ khả năng được đưa vào sử dụng chống lại nhóm người di cư không có giấy tờ đang t́m cách từ Mexico thâm nhập vào Mỹ.