Số người chết v́ tai nạn giao thông ở Thái Lan tăng khủng khiếp, nguyên nhân chủ yếu là do ư thức kém khi tham gia giao thông của người dân nước này. Đặc biệt là tài xế say xỉn, cảnh sát tham nhũng...
Người điều khiển xe máy chờ đèn đỏ ở Bangkok hôm 29/12/2018. Ảnh: AFP.
7 ngày lái xe trong kỳ nghỉ lễ năm mới ở Thái Lan là một trải nghiệm "rợn tóc gáy", theo đánh giá của CNN. Chính quyền Thái Lan cho hay kỳ nghỉ này bị phủ bóng bởi số vụ tai nạn, tử vong và thương tích tăng cao trong thời điểm người Thái đi lại thăm gia đ́nh và bạn bè dịp năm mới.
Những nỗ lực để ngăn chặn t́nh trạng uống rượu lái xe, cảnh sát nhũng nhiễu, ư thức chấp hành luật yếu kém của người tham gia giao thông tới nay tỏ ra không hiệu quả. Từ ngày 27/12/2018 tới 2/1/2019, đă có 463 người chết trong 3.791 vụ tai nạn giao thông, tăng so với 423 vụ cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Pḥng chống và Giảm nhẹ Thảm họa Thái Lan.
Theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về an toàn đường bộ toàn cầu, ước tính có 22.941 người chết mỗi năm v́ liên quan tới tai nạn giao thông ở Thái Lan, tương đương 62 người chết mỗi ngày, biến giao thông đường bộ ở đất nước này trở thành mối đe dọa nguy hiểm nhất Đông Nam Á.
73% số ca tử vong là người điều khiển xe máy, phương tiện giao thông bùng nổ ở Thái Lan trong vài thập niên qua và trở thành h́nh thức giao thông phổ biến nhất với các hộ gia đ́nh ở nước này.
Một trong những trở ngại lớn nhất với an toàn giao thông là ư thức chấp hành luật giao thông kém. Bộ An toàn Đường bộ Thái Loan cho hay phần lớn các trường hợp tử vong trong thời điểm năm mới (41,5%) là do lái xe khi say rượu và 28% do chạy quá tốc độ.
Chính quyền thành phố Chiang Mai, nơi có 16 người chết v́ tai nạn giao thông dịp năm mới, gần đây tăng cường số trạm kiểm soát giao thông, lắp thêm nhiều biển báo yêu cầu đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Nhưng ở nhiều khu vực trong thành phố, trạm kiểm soát giao thông dường như là để phục vụ việc kiếm tiền hơn là đảm bảo an toàn đường bộ. Người ta thường thấy lái xe ở Chiang Mai bị cảnh sát chặn lại v́ không xuất tŕnh được giấy phép hay đội mũ bảo hiểm, rồi lại tiếp tục đi sau khi đă trả tiền "phạt".
Nikorn Jumnong, cựu thứ trưởng Giao thông Vận tải kiêm Chủ tịch Quỹ an toàn Nhân dân Thái Lan, cho rằng muốn cải thiện an toàn giao thông đường bộ, trước hết phải ngăn chặn hành vi tham nhũng này.
"Đó là một trong những khó khăn lớn nhất của chúng tôi, và đây là vấn đề mang tính hai chiều. Những người thực thi pháp luật nh́n thấy lỗ hổng luật pháp, c̣n người tham gia giao thông lại không tuân thủ luật pháp", ông nói.
Trên toàn quốc, chỉ hơn một nửa số người điều khiển xe máy ở Thái Lan đội mũ bảo hiểm, chỉ 20% người ngồi sau đội mũ, và chỉ 58% người điều khiển ôtô có thắt dây an toàn, theo WHO. Dù những con số này đă cải thiện so với một thập niên trước, WHO ước tính rằng số ca tử vong sẽ giảm 40% nếu mọi người đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm.
Ngoài việc không đội mũ bảo hiểm và thắt dây an toàn, t́nh trạng uống rượu say khi lái xe và không chú trọng giáo dục ư thức tham gia giao thông cho trẻ em cũng là những rủi ro lớn với đảm bảo an toàn đường bộ.
"Chúng ta cần thay đổi tư duy từ mầm non đất nước, giáo dục các em tuân thủ luật pháp", Nikorn cho hay. "Giáo dục tuân thủ luật pháp là ch́a khóa. Chúng ta có rất nhiều luật mà tôi nghĩ rằng đă quá hoàn thiện và quá đủ. Chỉ c̣n vấn đề thực thi thôi".
Thái Lan không phải là quốc gia duy nhất đang nỗ lực đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông đường bộ trên toàn thế giới được Trung tâm Pulitzer gọi là "đại dịch" và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8 với người dân mọi lứa tuổi, trên cả HIV/AIDS và lao phổi, với 1,35 triệu người chết năm 2016.
Ở Việt Nam, có 111 người chết trong 1478 vụ tai nạn chỉ trong ṿng 4 ngày từ 29/12/2018 tới 1/1/2019.
"An toàn đường bộ là vấn đề chưa nhận được quan tâm xứng đáng, dù đó thực sự là cơ hội tuyệt vời để chúng ta cứu sống mạng người khắp thế giới", Michael R Bloomberg, sáng lập viên kiêm CEO tổ chức từ thiện Bloomberg Philanthropies, đại sứ toàn cầu của WHO về Bệnh không truyền nhiễm và chấn thương, cho hay.
"Chính sách cứng rắn, thực thi mạnh mẽ, thiết kế biển báo đường bộ thông minh, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng mạnh mẽ có thể cứu sống hàng triệu người trong những thập niên tới", Bloomberg nói.
VietBF © sưu tầm