Cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị kết án tử h́nh bằng treo cổ vào ngày đầu tiên của lễ Eid al-Adha hay c̣n gọi là lễ Hiến sinh, theo lệnh của Thủ tướng Iraq khi đó là Nouri al-Maliki, người ra lệnh hành h́nh vào ngày đặc biệt này, ngay sau khi vụ xử tử Saddam Hussein vào ngày cuối cùng của năm đă gây ra nhiều phản ứng, đặc biệt là sau khi ảnh và video ghi lại cảnh hành quyết ông bị ṛ rỉ.
Saddam Hussein tại phiên ṭa năm 2006. Ảnh: AP
Ngày 30/12/2006, bản án tử h́nh Tổng thống Iraq Saddam Hussein đă được thực hiện. Nhân dịp ngày giỗ ông lần thứ 12, nhiều thông tin và bí mật đă được tiết lộ.
Đài BBC của Anh đăng tải chi tiết về những khoảnh khắc cuối cùng khi đội canh ngục người Mỹ trao Saddam cho đội hành quyết Iraq.
Chính quyền Iraq không biết vô t́nh hay hữu ư đă để lọt ra cho báo Al-Sharq Al-Awsat sắc lệnh do Thủ tướng Nuri Al-Maliki kư về việc "hành quyết Saddam Hussein bằng biện pháp treo cổ" sau khi Tổng thống Jalal Al-Talabani từ chối kư sắc lệnh này.
Bà Raghad, con gái của Saddam Hussein cũng công bố bức thư cuối cùng của cha ḿnh gửi nhân dân Iraq.
Nhân dịp này ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Iraq cũng lần đầu tiên nói về cuộc gặp gỡ với Saddam Hussein năm 1997.
Vụ xử tử Tổng thống Saddam Hussein vào rạng sáng ngày lễ Eid al-Adha linh thiêng của người Hồi giáo và ngày cuối cùng của năm đă gây ra nhiều phản ứng lan rộng, đặc biệt là sau vụ ṛ rỉ các bức ảnh và các đoạn băng video ghi lại cảnh hành quyết ông.
Câu chuyện của "đơn vị super 12"
Đài phát thanh BBC của Anh đă đưa ra những chi tiết mà viên sỹ quan người Mỹ Will Berdenwerper, đội trưởng đội 12 người canh gác Saddam cung cấp. Will Berdenwerper nói: "Đơn vị 515 của cảnh sát quân đội Mỹ ở Iraq chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn và canh giữ cựu Tổng thống Iraq. Những người lính này tự đặt cho ḿnh cái tên "Đơn vị Super 12".
Nhiệm vụ của nhóm này là canh giữ an toàn và tạo một không khí thoải mái cho ông. Thực sự, Mỹ rất muốn bảo vệ sự sống của Saddam Hussein và đảm bảo việc xét xử ông một cách công bằng, chứ không phải trả thù.
Berdenwerper nói thêm, đơn vị này cũng chịu trách nhiệm đưa Saddam Hussein từ nơi giam giữ đến phiên ṭa xét xử và trở lại pḥng giam nhỏ bé của ông.
Saddam Hussein và những cai ngục người Mỹ.
Ngày tháng trôi qua, một t́nh bạn đặc biệt đă nảy sinh giữa tù nhân đặc biệt này và những người lính canh Mỹ.
Saddam Hussein tṛ chuyện, hỏi họ về cuộc sống riêng tư và các thành viên gia đ́nh. Thậm chí ông c̣n viết một bài thơ tặng cho vợ của một trong những người lính Mỹ. Một người lính trong "Đơn vị Super 12" nói: "Tôi tin chắc rằng nếu những người ủng hộ Saddam có thể đến để cứu ông th́ cũng chẳng làm hại ǵ cho họ. Chúng tôi có mối quan hệ tốt với ông".
"Saddam đă đi đến phiên ṭa không phải để bào chữa cho ḿnh mà là để nói rơ về di sản mà ông để lại, như thể ông đang nói chuyện với những người sẽ kế thừa ông để viết lịch sử. Kết luận của phiên ṭa hầu như đă được định đoạt trước. Mọi người đều tin chắc rằng ông sẽ phải đối mặt với cái chết. Mỗi lần ông trở về từ các phiên toà giống như ông trở về với bản lĩnh của ḿnh. Ông ta coi chúng tôi là những đứa cháu ruột của ông".
Berdenwerper nói rằng khoảnh khắc khắc nghiệt nhất đối những người canh ngục là những giây phút cuối khi họ trao Saddam, một người mà họ có mối quan hệ thân thiện và hữu nghị, cho đội hành quyết Iraq. Trước khi bước vào pḥng hành quyết, cựu Tổng thống Iraq đă ôm chặt những người lính Mỹ.
Những người lính Mỹ đứng bên ngoài không được nh́n thấy cảnh tượng hành quyết, nhưng họ thấy bên trong những bóng người màu đen, tiếng cọt kẹt của cánh cửa pḥng được mở ra và Saddam đứng trên bục chiếc giá treo cổ. Rồi một tiếng rơi bịch xuống nền nhà và sau đó là những tiếng sột soạt khi người ta tháo sợi dây thừng ra khỏi cổ ông.
Tâm sự của người lính trẻ nhất "super 12"
Trung sỹ Adam Rogerson, người trẻ nhất trong đội "Super 12" nói ǵ?
Nhân dịp này, BBC cũng đăng tải cuộc phỏng vấn với Trung sỹ Adam Rogerson, người lính canh Saddam Hussein lúc đó mới 22 tuổi đời. Anh nói:
"Đó là một ngày buồn. Trước khi rời khu nhà giam đến pḥng tử h́nh, Saddam đă bước tới chỗ chúng tôi và nói: Tất cả chúng ta đều là những người bạn. Một số binh sỹ Mỹ đă khóc, c̣n ông ta th́ không giấu nổi nỗi buồn. Một khoảnh khắc thật kỳ lạ! Tôi đă từng đi chiến đấu, đă từng thoát chết từ những vụ trúng ḿn, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ḿnh phải đối mặt với một t́nh cảnh như vậy".
Adam nói thêm: "Sau khi Saddam bước vào pḥng tử h́nh, chúng tôi nghe thấy tiếng ồn ào, sau đó là những tiếng gào thét, rồi một tiếng rơi bịch xuống đất. Có tiếng súng nổ. Một lát sau, người ta khênh xác ông ra ngoài. Một số người lấy chân đá và nhổ nước bọt vào thi thể của ông. Đó là một khoảnh khắc hết sức tồi tệ! Phải chứng kiến một cảnh tượng như vậy đối với một người chỉ mới 22 tuổi đời thật không dễ dàng chút nào".
Bức thư cuối cùng của Saddam Hussein
Để tưởng nhớ cha ḿnh, người con gái Raghd Saddam Hussein hiện đang sống tị nạn ở Jordan mới đây đă công bố trên trang Twitter của ḿnh bức thư cuối cùng của cha bà viết ngày 26/12/2006, tức trước khi ông bị tử h́nh bốn ngày.
Ông viết: "Hỡi nhân dân Iraq trung thành kính mến, xin vĩnh biệt! Tôi được trở về với Đức Thánh Allah nhân từ. Chúng ta sẽ không mất ǵ khi gửi ḿnh cho Chúa, Người sẽ không làm cho các tín đồ trung thành phải thất vọng".
"Những người dân đáng kính, tôi giao phó các bạn và linh hồn tôi cho Thượng đế nhân từ, người không làm thất vọng những tín đồ trung thực nhất. Allah Akbar, Thánh Allah là vĩ đại nhất".
Dưới những lời nói cuối cùng này là chữ kư "Saddam Hussein - Tổng thống, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang".
Bà Raghad cũng đăng một bức ảnh Saddam Hussein hôn đứa cháu nội của ḿnh Mustafa Qussay Saddam Hussein 14 tuổi đă anh dũng chiến đấu và bị giết cùng hai người con trai của ông Qussay và Uday khi quân Mỹ tấn công vào một ngôi nhà của họ.