Tổng thống Donald Trump đang xem xét ban hành một sắc lệnh hành pháp tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia về nguy cơ gián điệp đến từ Trung Quốc. V́ thế Chiến tranh Lạnh Trung - Mỹ sẽ tiếp tục nóng vào năm 2019!
Huawei có khả năng bị “cấm cửa” ở Mỹ trong năm 2019. Ảnh: Bloomberg
Trung Quốc và Mỹ đang vướng vào cuộc Chiến tranh Lạnh trên nhiều mặt trận. Tất nhiên, đó là thương mại, và kể cả vấn đề Đài Loan, biển Đông, “chủ nghĩa thực dân kinh tế” và quân sự hóa đang gia tăng.
Mức độ xung đột có thể chứng kiến sự leo thang đáng kể trong năm 2019. Đó là v́ Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ra một sắc lệnh ngay từ đầu tháng 1 tới, cấm các doanh nghiệp nước này sử dụng thiết bị viễn thông do Trung Quốc sản xuất, v́ đe dọa an ninh quốc gia do nguy cơ gián điệp đến từ Trung Quốc. Ông chủ Nhà Trắng bắt đầu đi theo con đường này từ hồi tháng 5-2018 ki báo The WSJ là cơ quan truyền thông đầu tiên thông báo về sắc lệnh này, ngay từ tháng 5. Nhưng ông Trump hiện đang gia tăng áp lực, và chính quyền của ông đang nỗ lực để t́m từ diễn đạt chính xác nhất.
Có thể “cấm cửa” Huawei và ZTE
Dù không bị chỉ đích danh, nhưng chắc chắn lệnh mới này rơ ràng sẽ nhắm trực tiếp nhất vào các gă khổng lồ viễn thông của Trung Quốc như Huawei và ZTE. Dù tên của Huawei và ZTE rất ít có khả năng được trực tiếp nêu ra trong sắc lệnh, nhưng giới chức của bộ Thương mại Mỹ cho biết, 2 tập đoàn Trung Quốc nói trên chính là đích ngắm của sắc lệnh này.
Mua sắm thiết bị viễn thông thế hệ mới là một vấn đề mang tính thời sự tại Mỹ vào thời điểm mà nhiều doanh nghiệp điện thoại di động Mỹ đă t́m kiếm các đối tác để tham gia xây dựng các mạng Internet không dây 5G. Vào tháng 8-2018, Washington đă ban hành một đạo luật quốc pḥng, trong đó cấm các cơ quan chính quyền sử dụng linh kiện của Huawei và ZTE, do nghi ngờ các thiết bị này có thể bị Trung Quốc sử dụng làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động gián điệp. Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Mặc dù là các Cty tư nhân, Huawei và ZTE đều có mối quan hệ rất chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Chính quyền ở Bắc Kinh gần như chắc chắn sẽ yêu cầu hợp tác đầy đủ, bất cứ khi nào họ muốn và bất cứ điều ǵ họ muốn, để đổi lấy việc có được hợp đồng chính phủ. Cả Huawei và ZTE đều phủ nhận các sản phẩm của họ được sử dụng làm phần mềm gián điệp. Nhưng Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh không tin điều đó. Nhiều quốc gia như Nhật Bản, Australia, Anh, Đức hay Pháp cũng bắt đầu chủ trương không để các tập đoàn Trung Quốc tham gia vào các lĩnh vực công nghệ thông tin chiến lược, đặc biệt là mạng 5G.
Trong khi các Cty mạng không dây lớn của Mỹ cắt đứt quan hệ với Huawei, các nhà mạng nhỏ ở nông thôn vẫn dựa vào các thiết bị chuyển mạch của Huawei và ZTE và các thiết bị khác v́ chúng có xu hướng rẻ hơn. Những nhà mạng nhỏ này chính là những khách hàng lớn nhất của Huawei và ZTE, và RWA lo ngại, sắc lệnh mới có thể buộc các thành viên loại bỏ thiết bị ZTE và Huawei và cũng ngăn chặn các giao dịch mua trong tương lai. Theo ước tính của Caressa Bennet, cố vấn chung của RWA nói, cơ quan này sẽ tốn 800 triệu USD đến 1 tỷ USD cho tất cả các thành viên để thay thế các thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất.
Quan hệ hai nước đi về đâu?
Trung Quốc tất nhiên phản ứng mạnh mẽ trước động thái của Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tỏ ra rất thận trọng. Người phát ngôn Bộ ngoại giao nước này Hoa Xuân Oánh hôm 27-12-2018 cho biết, bà không muốn b́nh luận về sắc lệnh này v́ nó chưa được xác nhận chính thức. Bà nói: “Tốt nhất là hăy để sự thật chứng minh nó (thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE) có tiềm ẩn rủi ro an ninh hay không”.
Nhưng dù bằng cách nào, Trung Quốc cũng không bao giờ chấp nhận việc bị gắn mác là “ông chủ gián điệp”. V́ vậy, nếu ông Trump hành động, động thái đó sẽ đóng băng quan hệ hai nước trong cuộc chiến thương mại vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Sắc lệnh hành pháp sẽ liên quan đến việc viện dẫn Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, cho phép tổng thống điều chỉnh thương mại để đối phó với t́nh trạng khẩn cấp đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Có vẻ như sự phát triển của mạng 5G là mối quan tâm lớn nhất.
VietBF © sưu tầm