Nhật Bản sẽ chính thức áp dụng thu thuế xuất cảnh - departure tax, hoặc thuế du lịch quốc tế - international tourist tax từ ngày 7-1-2019. Không riêng Nhật Bản mà gần 40 nước khác cũng đang áp dụng loại thuế này.
Thuế xuất cảnh không phải loại thuế quá mới mẻ, do cách tính đôi khi đă nằm trong vé máy bay nên nhiều người có thể không để ư nên chưa biết.
Nhân thông tin Nhật Bản sẽ chính thức áp dụng loại thuế này từ 7-1-2019 (với tên gọi thuế xuất cảnh - departure tax, hoặc thuế du lịch quốc tế - international tourist tax) với mọi hành khách rời Nhật Bản bằng máy bay hoặc tàu biển (áp dụng cả với người Nhật), Tuổi Trẻ Online điểm qua một số nước đă và đang áp dụng loại thuế/phí này.
Thuế du lịch khác với phí dịch vụ hành khách
Tại Malaysia, Bộ trưởng giao thông vận tải nước này, ông Anthony Loke, cho biết loại thuế du lịch hoàn toàn khác với phí dịch vụ hành khách (PSC) đă có, và sẽ có hiệu lực tại Malaysia từ 1-6 năm nay.
Nếu PSC là do Công ty cổ phần hàng không Malaysia thu để có thêm ngân sách hoạt động sân bay, thuế rời đi là do chính phủ đặt ra, không liên quan ǵ tới các hăng hàng không cũng như các sân bay.
Theo ông Loke, thuế này là cần thiết nhằm tăng thu ngân sách khoảng vài trăm triệu ringgit mỗi năm. Cũng theo ông Loke, các nước như Thái Lan và Indonesia cũng đă có loại thuế tương tự.
Nơi tiền mặt, nơi tính kèm giá vé
Các quy định thanh toán với thuế này không giống nhau giữa các nước. Có nơi việc thanh toán được yêu cầu thực hiện tại sân bay với những người sẽ có chuyến bay đi (đôi khi chỉ bằng tiền nội tệ, đôi khi bằng thẻ tín dụng).
Chẳng hạn trước đây các sân bay tại Indonesia yêu cầu hành khách phải thanh toán thuế du lịch chỉ bằng tiền mặt. Tuy nhiên từ ngày 9-2-2015, mọi hăng bay khởi hành từ Indonesia đều được yêu cầu phải tính luôn thuế rời đi vào giá vé máy bay.
Tính tới thời điểm này, theo trang Tripzilla, vẫn c̣n những nước chỉ chấp nhận thanh toán tiền mặt như Brunei, Ai Cập, Guyana, Iran và Palau.
Có nơi yêu cầu trả trước, hoặc có khi do các hăng hàng không tính luôn, và đă kèm trong giá vé máy bay.
Thuế du lịch đă được tính kèm trong vé máy bay như Campuchia áp dụng từ năm 2011 với mức 25 USD/người; Trung Quốc là 16 USD/người với mọi du khách di chuyển đường không; Cuba cũng áp dụng thuế này từ tháng 4-2015 với mức 29 USD/người, bao gồm trong giá vé máy bay.
Các nước khác như Thái Lan, Sri Lanka, Saudi Arabia cũng tính luôn thuế này vào vé máy bay.
Thu cả đường không, đường thủy
Là trung tâm thương mại và giao thông quốc tế, Hong Kong là điểm trung chuyển phổ biến của nhiều chặng bay quốc tế nối giữa khu vực Bắc Mỹ và phần c̣n lại của khu vực phía đông và phía nam châu Á.
Tại đây, mức thuế du lịch với mỗi hành khách từ 12 tuổi trở lên là 120 đô la Hong Kong, tương đương khoảng 15,3 USD. Thuế này cũng được thu cùng tiền vé máy bay. Ngoài ra Hong Kong cũng tính thuế này với cả người di chuyển bằng đường thủy, theo trang Tripzilla.
Tuy nhiên nếu du khách tới đặc khu hành chính này và tiếp tục bắt chuyến bay kế tiếp trong cùng ngày (tính theo lịch và giờ của Hong Kong, từ 0h-23h59’), họ không bị tính thuế này. Nếu du khách đến Hong Kong vào thời điểm giao thoa giữa ngày ngày hôm trước và sáng hôm sau (nửa đêm) và đă quá sang thời gian sáng hôm sau nhưng không ở lại cả đêm tại Hong Kong cũng sẽ không bị tính thuế.
Cũng phải lưu ư là các quy định cụ thể được hoàn tiền thuế du lịch của Cơ quan hàng không dân dụng Hong Kong khá chi tiết và phức tạp, hành khách nên hỏi kỹ thêm về trường hợp cụ thể của ḿnh để có thể điền đơn yêu cầu hoàn tiền trong trường hợp ḿnh thuộc diện được miễn.