Chủ tịch tập đoàn Cen Group, ông Nguyễn Trung Vũ bức xúc được đẩy lên cao khi "gặp khó" trong chuyện thưởng tiền cho thầy tṛ HLV Park. VFF không đáp ứng những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra.
Mới đây mạng xă hội dậy sóng với ḍng trạng thái nhắm vào VFF của ông Nguyễn Trung Vũ, chủ tịch tập đoàn Cen Group. Ḍng trạng thái khá dài công khai chỉ trích VFF sau những lần doanh nghiệp của ông thưởng tiền cho U23 Việt Nam và ĐT Việt Nam.
Cụ thể, ông Vũ đă viết trên MXH: “Lần tiếp theo khi đội tuyển Olympic VN vào ṿng bán kết ASIAD tại Indonesia vào khoảng trung tuần tháng 8 chúng tôi đă tuyên bố tặng cho toàn đội bóng là 1 tỷ đồng nhằm động viên kịp thời các cầu thủ & một mặt mong muốn lấy ḷng VFF để họ vui.”
“Là một doanh nghiệp chúng tôi mong muốn VFF phải sắp xếp để chúng tôi trao tặng & yêu cầu phải có mặt các quan chức & đặc biệt là các cầu thủ, Ban Huấn luyện… nhưng xin thưa họ ko muốn làm việc này & họ chỉ đưa ra một yêu cầu duy nhất là “phải chuyển tiền”.
Chưa dừng lại, ông Vũ tiếp tục dành nhiều lời lẽ như “đục khoét”, “kiếm chác”, “ăn bẩn” nhắm vào VFF. “Bên cạnh đó các bạn biết không? các trường học, trẻ em vùng cao đang chờ chúng tôi, bệnh nhân mổ tim đang chờ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang chờ, bao nhiêu người nghèo khổ khác, hàng trăm, hàng ngàn người đang phải trốn du lịch để trụ lại nước họ v́ trong nước ko kiếm nổi việc làm ḱa, và họ chỉ cần số tiền rất nhỏ, chỉ từ mấy trăm ngh́n đến mấy triệu thôi. Các cụ ta có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no” mà…Các bạn biết không khi chúng tôi chỉ cần tặng họ một chút thôi là họ ghi nhận & đặc biệt trân quư ở thái độ của những người nhận (nhà tôi có tới mấy chục cái bằng ghi công này – hôm nào sẽ chụp lên.”
“C̣n VFF th́ sao? Các bạn thấy thái độ của họ là ǵ? Sao lại thế? Chúng phè phỡn quá chứ sao. Chúng chiếm được những cái ghế đó để rồi kiếm chác, đục khoét (ông Nghĩa đă thay bầu Đức về chức PCT Tài Chính) và ăn bẩn trên những đồng tiền xương máu của những doanh nhân (bầu Đức c̣ng lưng trả lương cho ô Park), cũng như những người dân chúng ta (vụ thao túng vé AFF lớn nhất từ trước đến nay). Và tôi tự hỏi tại sao ḷ của TBT kiêm CTN cháy rực như thế mà lại ko thiêu rụi cái VFF này đi thế nhỉ? Viết tới đây tôi thấy sao chúng tôi thấy phí cái tỷ đồng kia thế cơ chứ. Đúng là ai lại đi cho tiền một lũ “quân khốn nạn””.
Thông qua câu chuyện kể trên, có thể thấy nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang nhầm lẫn về hai khái niệm “thưởng tiền” và “tài trợ”.
Với những doanh nghiệp tài trợ cho VFF từ những thời điểm ban đầu, đôi khi là những thời điểm thành tích bết bát, họ tất nhiên được hưởng nhiều quyền lợi khi bóng đá Việt đang hồi sinh.
Với những khoản tiền thưởng, đây là tấm ḷng của các cá nhân hay doanh nghiệp. Khoản tiền này là nguồn khích lệ, động viên lớn cho các cầu thủ, BHL sau những cống hiến mà họ đă làm và mang vinh quang về cho tổ quốc.
Những nhà “tài trợ”, họ đương nhiên được quyền xuất hiện cùng các cầu thủ, các chiến dịch quảng cáo một cách hợp lư, để làm sao đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên.
C̣n những khoản “tiền thưởng”, VFF thực chất chỉ là nơi trung chuyển khoản tiền đó tới tay các cầu thủ, họ không được nhận đồng nào. Và với những khoản tiền thưởng như thế này, VFF không có trách nhiệm phải để HLV Park Hang-seo hay các cầu thủ, quan chức phải có mặt để nhận. Họ có trách nhiệm phải hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của nhà tài trợ, không phải ai cũng có thể khai thác “nhờ” h́nh ảnh đội tuyển dù cho doanh nghiệp nào đó có thưởng tiền đi chăng nữa.
Nói thế để thấy, chuyện “tài trợ” và “thưởng tiền” khác nhau ở chỗ đó.