Đây là một bài viết mà mình tình cờ đọc được và thấy buồn cho những mảnh đời khốn khổ ,mình mời các bạn cùng đọc và cho cảm nghĩ nhe...
CÓ MỘT CHUYỆN KHÁC ĐÁNG NHỤC HƠN
Không ít người tỏ ra phiền ḷng trước sự kiện 152 người Việt đồng loạt bỏ trốn ngay khi đặt chân đến Đài Loan, với lo ngại rằng chuyến đi của họ đến quốc đảo này sẽ gặp rắc rối v́ liên lụy. Thái độ này hoàn toàn hợp lư và dễ hiểu, mà thực tế là đoàn khách Việt Nam ngay sau đó đă bị giới chức Đài Loan thẩm vấn nhiều giờ ngay tại sân bay trước khi nhập cảnh.
Chia sẻ thái độ đó, Đại biểu QH Lưu B́nh Nhưỡng c̣n cho rằng sự việc sẽ "làm xấu h́nh ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế” và coi hành động này là “làm nhục quốc thể”.
Sự thực là không phải đến bây giờ người Việt mới bị để ư về chuyện bỏ trốn ở Đài Loan mà lâu nay với dư luận đảo quốc cái tên Việt Nam luôn xuất hiện đầu tiên mỗi khi bàn đến vấn đề lao động nhập cư bỏ trốn (runaway migrants). Trong số 70,000 lao động nước ngoài mất dấu ở Đài Loan, ít nhất một nửa là người Việt.
Đó là c̣n chưa nói đến những điều không hay mà lao động người Việt của chúng ta đă làm trong thời gian cư trú và làm việc bất hợp pháp.
Búa ŕu dư luận Đài Loan đă nặng nề, mà những lời ch́ chiết từ đồng bào quê hương xứ sở cũng khắc nghiệt không kém.
Nhưng, c̣n một sự thực khác mà báo chí dư luận Việt Nam ít khi nhắc đến.
Để đến được Đài Loan, người lao động Việt Nam, mà đa phần là thanh niên xuất thân từ các gia đ́nh nghèo ở nông thôn, đang phải trả một mức phí cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Trong khi một lao động Thái chỉ mất tối đa $2,700 (USD), Philippines là $3,200 để được làm việc ở Đài Loan th́ con số tương ứng cho một lao động Việt Nam là $7,000 [4]. Thực trạng này thật bất hợp lư khi mà chính quyền Đài Loan ấn định chung một mức sàn thấp đối với phí môi giới cho lao động từ mọi quốc gia, và lại càng khó chấp nhận nếu tính đến thực tế Việt Nam là nước nghèo nhất.
Với mức lương trung b́nh hiện tại vào khoảng $700, đa số lao động Việt Nam phải mất khoảng 1.5 năm lao động không công trả nợ với bản hợp đồng đầu tiên tối đa 3 năm. Trước 2017, khi Đạo luật Dịch vụ Lao động (Employment Services Act) chưa được sửa đổi và lao động nhập cư bị buộc phải rời khỏi Đài Loan sau 3 năm nếu muốn được tái tuyển dụng, lao động người Việt gần như không c̣n lựa chọn nào khác ngoài bỏ trốn để tiếp tục làm việc, nếu muốn có chút ǵ đó mang về sau thời gian bôn ba xứ người.
Kết quả là trong năm 2016, nếu chỉ có 0.47% lao động Thái và 0.42% Philippines được ghi nhận ‘mất dấu’, th́ con số tương ứng của Việt Nam là 6.86%.
Làm việc bất hợp pháp có thể giúp người lao động Việt Nam có thêm thu nhập gửi về cho gia đ́nh, nhưng đồng thời cũng mang tới nhiều rủi ro v́ điều kiện làm việc không an toàn, quyền lao động không đảm bảo. [Nếu chăm theo dơi các diễn đàn trên Facebook của người Việt ở Đài Loan bạn sẽ thấy người lao động của chúng ta, dĩ nhiên tuổi đời c̣n rất trẻ, chết khá thường xuyên v́ tai nạn lao động hoặc đôi khi v́ đột quỵ do làm việc quá sức. Đây cũng là một câu chuyện khác mà báo chí Việt Nam ít đề cập.]
Vậy vấn đề mấu chốt ở đây là v́ sao chi phí để lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc lại cao bất thường đến thế?
Rất đơn giản, có những nhóm lợi ích hưởng lợi không muốn thay đổi. Năm 2017 Đài Loan tiếp nhận tới 67,000 lao động Việt Nam [7], và mức phí mà những người này phải bỏ ra, bởi thế, lên đến gần nửa tỷ USD. Không khó để biết ai hưởng lợi từ số tiền khổng lồ này: môi giới Đài Loan, môi giới Việt Nam, và cũng cần lưu ư rằng không dễ để xin được giấy phép xuất khẩu lao động từ các cơ quan lao động-thương binh-xă hội ở nước ta.
Thử nh́n ra các nước khác trong khu vực, chính phủ Phillpines từ năm 1999 đă kư với Đài Loan thỏa thuận về chương tŕnh tuyển dụng trực tiếp (IDes) nhằm giảm chi phí cho người lao động nước này, Indonesia (cũng có t́nh trạng phí cao bất thường nhưng vẫn thấp hơn Việt Nam) đang xây dựng chính sách để lao động của họ không phải trả bất kỳ chi phí nào (zero cost policy).
Trong khi đó, chính phủ của chúng ta, ngoài việc tung hô xuất khẩu lao động như một thành tích [9], đă và đang làm ǵ để chấm dứt t́nh trạng nhóm lợi ích xuất khẩu lao động ăn vào những đồng tiền c̣m cơi của các gia đ́nh nghèo vùng nông thôn, ăn vào sức khỏe, tính mạng, tương lai của những người Việt Nam trẻ tuổi bôn ba xứ người chỉ v́ không t́m được việc trong nước?
Điều đó liệu có đáng để nhục hơn không?
Câu hỏi tương tự cũng dành cho chúng ta, nếu chỉ biết phàn nàn về một kết quả tồi tệ mà không làm bất kỳ điều ǵ để thay đổi nguyên nhân của nó.
---